Ký sự trong tù

From: OpLa 8 Oct 2018 17:15
To: OpLa 23 of 34
Niềm vui cao nhất. 

Tôi thấy cần giải thích ngay kẻo quí vị quí bạn tưởng là tôi được ra khỏi trại tập trung này. Niềm vui đó là cuối tháng 5 năm 1981, vợ tôi báo tin vắn tắt rằng hai con chúng tôi -Phạm Tuyết Vân 20 tuổi, và Phạm Bá Nghĩa 10 tuổi- sau hai ngày vượt biển đã được thương thuyền ngoại quốc vớt đưa đến Singapore bình an. Hai ngày sau nữa, vợ tôi nhận được điện tín xác nhận tin đó. Tôi nói với anh Nguyễn Kim Tây:
“Tây ơi Tây. Nhà ngươi có nhớ hồi năm ngoái vợ ta ra thăm có dắt theo con gái với thằng trai út không?”
“Có. Tuyết Vân với thằng nhóc đòi uống nước đá chớ gì”.
“Đúng. Bây giờ hai con ta tới trại tị nạn Singapore rồi nhà ngươi”.
“Nhà ngươi được thư của Chị rồi hả?”
“Anh Lê Viết Mười vừa được Chị ấy đến thăm, có mang theo thư ngắn và quà của vợ ta”.
“Vợ nhà ngươi can đảm thiệt. Cho tụi nhỏ đi từng đợt và tất cả đến nơi bình an. Đâu phải gia đình nào cũng có cái may mắn tròn vẹn ấy. Còn thằng ở trại tị nạn Phi Luật Tân đến Mỹ chưa?”
“Nó đến Houston hồi tháng 3 (1981) ở chung với hai anh nó. Ta quên nói với nhà ngươi”.
“Vậy là nhà ngươi ăn mừng chớ?”
“Tất nhiên. Ngay tối nay. Mình ăn bánh uống trà với cà phê trong gói quà mà anh Mười vừa mang vào giùm chiều nay”.


HQPD_1333439274.pngTháng sau đó, tôi nhận được thư của vợ tôi do chị Nguyễn Tài Lâm mang ra và chui qua chú tù hình sự vào “hộp thư chết”. Trong đó có thư của con gái tôi thuật lại rằng: 
“Bác Trại Trưởng và một bác nữa nói là bạn cũ của Ba. Hai bác trợ giúp tụi con về thủ tục giấy tờ nhanh chóng lắm nên Con hi vọng sang Hoa Kỳ sớm”. 
Con tôi không nói tên hai bạn ấy, có lẽ nó sợ cộng sản kiểm soát thư vì thư gởi về Sài Gòn, trước khi đến tôi. Cuối năm 2007, khi viết đến đoạn này, tôi có hỏi con gái tôi (năm nay 46 tuổi) về tên của hai anh bạn giúp nó hồi năm 1981, nhưng con tôi chỉ nhớ như tôi đang nhớ. Vì vậy, tôi nhờ những dòng chữ này chuyên chở lời cám ơn chân thành của vợ chồng tôi đến hai bạn ấy, cùng tất cả những bạn nào đã giúp đỡ các con chúng tôi lúc chạy nạn cộng sản, trong khi tôi bị nhốt trong trại tập trung mà cộng sản gọi là trại cải tạo.
Nhóm chữ “chạy nạn cộng sản” dường như chưa phơi bày hết tính chất độc tài tàn bạo của cộng sản nói chung, và cộng sản Việt Nam nói riêng, có lẽ phải dùng nhóm chữ “cộng sản là thảm họa của nhân loại” mới đúng. Nói ngắn gọn là “thảm họa cộng sản”. Trong tập nhật ký Rồng Rắn của ông Trần Độ, cựu Trung Tướng cộng sản viết trong năm 2000 và 2001. Ông nêu rất nhiều câu hỏi với chính ông liên quan đến chủ nghĩa xã hội mà lãnh đạo của ông tự tôn vinh là ưu việt, nhưng sau 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội mà người dân ngày càng kiệt quệ, xã hội ngày càng suy đồi? Và ông nêu câu hỏi với lãnh đạo của ông:
“Tại sao chỉ có từ các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là từ Việt Nam, có đến hằng mấy triệu người bất kể hiểm nguy sống chết trốn chạy tìm đường sống ở các nước khác? 

Vì là thảm họa của nhân loại, nên quốc gia nào bị cộng sản cai trị thì y như rằng, các thành phần trong xã hội đều tìm mọi phương cách chạy trốn. Dĩ nhiên không phải muốn chạy là chạy được vì nhiều yếu tố liên quan, chẳng hạn như: Lòng can đảm chấp nhận hiểm nguy bất trắc với mức độ rất cao của người quyết tâm ra đi cũng như của người thân còn lại, tiền bạc, âm thầm tìm tổ chức đưa người vượt thoát, phương cách vượt thoát từ nhà đến địa điểm hẹn mà tránh bị Công An rình rập bắt bỏ tù, thậm chí bị chúng bắn chết tại chỗ, người còn lại phải có cách đối phó với đám Công An địa phương, ..v..v... 

Đầu tháng 09/1981, sau hơn 3 tháng ở trại tị nạn trên đảo quốc Singapore, hai con tôi đến Houston. Thế là các con chúng tôi: Tháng 4 năm 1980 hai con trai vượt biển đến Thái Lan, tháng 10 cùng năm một con trai vượt biển đến Phi Luật Tân, tháng 05/1981 một con gái và một con trai vượt biển đến Singapore, tất cả các con chúng tôi -bốn trai và 1 gái- cùng đến Houston, với sự giúp đỡ của các em tôi là vợ chồng Phạm Phi Long, vợ chồng Phạm Thu Nguyệt, và em út Phạm Bá Sáng, định cư tại đây từ những năm trước đó. Bốn đứa con lớn, vừa đi học vừa đi làm, đứa nhỏ nhất học tiểu học. 
Với nỗi vui mừng tột độ đó, tôi viết trang thư gởi “chui qua hộp thư chết” ra nhà thăm nuôi, nhờ mang về Sài Gòn để vợ tôi gởi sang Hoa Kỳ cho các con tôi. Nội dung gồm những lời khen tặng vợ tôi, cũng là vừa khen vừa khuyến khích các con tôi bắt đầu hành trình “xây dựng tương lai”. Sau khi đọc đi đọc lại mấy lần, tôi nắn nót từ trang thư thành “trang thơ tự do”, với tựa “Dù Thế Nào Anh Vẫn Nhận Ra Em”: 

Vào một ngày nắng hạ
một chín bảy lăm (1975)
Anh phải đi “học tập”
Em ở lại cùng con
Một vòng tay, hai nụ hôn từ giã
Em đứng nhìn, đôi mắt đỏ long lanh
Em nghẹn ngào:
bởi vì đâu, hai đứa phải chia tay Anh hởi?
liệu cuộc đời, bước ngoặc có xa không?
Anh nói khẽ:
hoàn cảnh mình, ai biết được ngày mai
ta hẳn biết, sẽ sum vầy sau ba mươi ngày xa vắng! (1)

***
Nhưng
chẳng phải ba mươi ngày
cũng chẳng phải ba năm (2)
mà là một trăm bốn mươi bảy tuần trăng tròn khuyết (3)
Đó là thời gian
cũng là cuộc sống
Cuộc sống ấy, với biết bao gian khổ
Bủa vây Em, mà Em phải xông pha
Là vợ người chiến sĩ
hai mươi năm dài binh nghiệp (4)
tích lũy dần, đức tính đảm đương
Bằng tình yêu Chồng, và tình Mẹ thương Con 
Em chấp nhận cuộc đời
dẩm lên mà bước
đạp xuống mà đi
và Em đi thật vững
Với Anh
dù ngàn dặm xa xôi cách trở
dù nắng hạ oi nồng
dù rét buốt mùa đông
Em vẫn đến thăm chồng
bằng tất cả tâm hồn trong sáng ấy
Với Con
dù trên lằn ranh tù ngục
dù trên lằn biên sống chết
dù ray rứt tâm tư
bởi tình thương người Mẹ
Nhưng
vì tương lai con trẻ 
Em tập trung nghị lực
vẫn lệ nhòa, khi tiễn các Con đi

***
Các Con này
đường tương lai trước mắt
Phải trau dồi Kiến Thức
Đạo Đức phải vun bồi
Và giũa mài Nghị Lực
phải
…[Message Truncated] View full message.
EDITED: 8 Oct 2018 18:10 by OPLA
From: OpLa 8 Oct 2018 17:19
To: OpLa 24 of 34
Tên võ trang đi trước, tôi theo sau. Băng qua làng người cùi, ngang qua khu rừng chồi, bắt đầu vào khu vực Đội 4 Nông Trường Trà ở thượng nguồn thung lũng. Hắn mặc đồ Công An, tôi mặc quần áo tù. Đứng trước gian nhà thật nhỏ ngay đầu dãy, đang có sáu cô gái ngồi bên trong. Một trong sáu cô gái vui vẻ:
“Chào anh Minh”. Rồi cô ta nhìn tôi: “Chào anh”.
Tên Minh đưa tay về phía tôi: 
“Giới thiệu với các cô, đây là anh Hoa”.
Cô vừa chào, lên tiếng: 
“Mời anh Minh và anh vào. Các anh thông cảm cho cảnh nghèo của chúng em nhé!”
Tên Minh có vẻ nịnh đầm: 
“Sao hôm nay cô Lan rào đón thế?” 
Hai cô cầm hai chiếc ghế đẩu mời ngồi cạnh cái bàn già nua ọp ẹp, trong khi bốn cô kia ngồi chung trên cái giường cá nhân mà tuổi đời với phẩm chất của nó cũng tương đương với cái bàn. Tên Minh hỏi:
“Tất cả các cô ở chung gian nhà này à?”
Cô gái tên Lan trả lời: 
“Không anh à! Mỗi gian chúng em ở hai hoặc ba người. Gian này em ở với chị Ánh. Đây là nhà ở, vừa là văn phòng của Đội 4”.
Cô ta quay sang tôi: 
“Mời anh dùng chè. Anh có dùng chè xanh được không? Ở đây chúng em nghèo lắm, chè này nếu phải mua chúng em cũng không có tiền mua đâu. Đây là chè xanh trên mấy ngọn đồi mà các anh vừa đi qua đấy”.
Từ nảy giờ tôi im lặng dò xem thái độ các cô gái này đối với tôi xem sao, vì trông vào bộ đồ của trại tù tất nhiên các cô này đoán biết tôi là tù. Các cô nhìn tôi, nhìn thẳng lẫn nhìn lén. Có lẽ các cô muốn nhận biết người miền Nam như thế nào, cho dẫu người miền Nam đang đối diện với các cô là tù chính trị. 
“Cám ơn các cô. Đến nay là hơn 7 năm tôi ở trong các trại trên đất Bắc, tôi uống trà xanh này khá nhiều. Có nghĩa là tôi uống được. Còn các cô than nghèo, thật ra đất nước nghèo, người dân nghèo, điều này cả nước biết mà. Tôi xin hỏi, các cô có biết tôi là thành phần nào ở vùng này không?”
“Dạ có, vì nơi anh ở là trại Ba Sao, nơi anh đang ngồi là nhà chúng em ở Nông Trường Ba Sao, nên chúng em biết”. 
“Vâng. Cám ơn các cô”.
Cô Ánh hỏi tôi: 
“Anh có đến đây lần nào chưa?”
“Đây là lần đầu tiên. Chẳng lẽ cô nghĩ tôi muốn đi là đi được sao?”
“Xin lỗi anh”. Im lặng một lúc, cô ta nói tiếp:
“ Chắc anh chưa biết hoàn cảnh của chúng em. Trong Đội 4 này có 102 công nhân, nhưng có đến 100 nữ mà chỉ có hai nam công nhân thôi …”. 
Tên võ trang cắt ngang dường như nó quê vì không cô nào nói chuyện với nó: 
“Trong số 100 cô, có bao nhiêu cô có chồng?”
“Chỉ có hai chị có chồng”. Cô Lan trả lời.
“Buồn nhỉ?”
“Anh nói anh buồn hay anh nói chúng em?”
Tên Minh ú ớ mãi mà chưa trả lời, tôi mĩm cười:
“Có lẽ cán bộ Minh muốn làm người thứ 3 lập gia đình ở đây nhưng chưa rõ ý các cô ra sao thì phải”.
Cô tên Ánh nói như một lời than: 
“Không ai đến đây với chúng em đâu anh!”
Ngưng một lúc, dường như cô ta đang xúc động!
“Chúng em biết số phận của chúng em trong xã hội này lắm anh. Có khi cả năm mới có một vài anh vì lý do gì đó mới tạt vào đây, chứ chẳng anh nào muốn làm bạn với những cô gái lam lũ quanh năm chỉ quanh quẩn những đồi chè như chúng em đâu!”
“Tôi là người miền Nam, nhưng các cô đừng nghĩ là tôi quá lời về miền Nam chúng tôi. Miền Nam chúng tôi có rất nhiều đồi trà mênh mông bao quanh thành phố Plei Ku và vùng Bảo Lộc, mà là có từ bốn năm chục năm trước. Nhưng ngay trong mấy chục năm chiến tranh mà công nhân vẫn có mức sống cao cùng với mọi tiện nghi trong gia đình, và hưởng mọi tiện nghi tân tiến trong xã hội nữa. Thật lòng mà nói, tôi không hiểu tại sao đời sống của các cô như thế này?” Tôi xin hỏi thêm, theo các cô thì những cô gái ở các vùng khác có cuộc sống khá hơn các cô ở đây không?”
Tên võ trang lên tiếng: 
“Tại vì chế độ trong đó thoáng hơn”.
Tôi đáp với chút ngạc nhiên: “Có thể là như vậy”. 
Lẽ ra tôi phải nói chính xã hội chủ nghĩa làm cho dân nghèo, đất nước nghèo, nhưng dù gì thì thằng này cũng là Công An cai tù, nói như vậy cũng đủ rồi. Câu của hắn vừa rồi, không hiểu là hắn muốn bẫy tôi, hay trong lúc bất chợt hắn bộc lộ nhận thức chính trị trong con người thật của hắn? Hắn hỏi tôi:
“Anh có đọc bài báo viết về Nông Trường Chè Sông Bôi chưa?”
“Có, vì tôi phụ trách đọc báo trong buồng giam”.
Cô tên Lan hỏi tôi: “Bài báo nói gì vậy anh?”
“Tôi không biết là có nên nói hay không nữa”. 
Đó là cách gợi thêm tính tò mò của cô ta nên tôi bỏ lửng như vậy. Tên Minh châm mồi:
“Bài báo nói bên Nông Trường Sông Bôi có đến mấy trăm cô chưa chồng đó mà”.
Cô Lan tỉnh bơ: 
“Tưởng gì chứ tin đó bình thường thôi. Hiện giờ công nhân nữ ở Nông Trường nào cũng thế đấy. Bộ anh Minh tưởng Nông Trường này ít à!”
“Tôi thấy bài báo nói ở đó hơn 400 cô chưa chồng, nhưng không thấy nói tổng số các cô ở đó là bao nhiêu nên chưa thể nói là nhiều hay ít”. 
“Họ nói chưa đúng đâu anh …..”. 
Tên Minh cắt ngang: 
“Chẳng lẽ cứ câu chuyện này mãi sao!
Như một lời than, cô Lan nói: 
“Thú thật với các anh, chuyện của chúng em ở cái xó rừng này quanh quẩn chỉ thế thôi. Đó là sự thật không thể chối bỏ, đến mức chúng em xem nó bình thường nên chẳng tránh né gì cả”. 
Không thể chần chờ được nữa vì phải một tiếng đồng hồ đi bộ để còn kịp giờ về trại, tôi nhắc tên võ trang ra về. Cô Lan vào trong cầm ra một bọc giấy nhỏ:
“Anh Minh cho anh Hoa nhận trà xanh đem về trại uống được không?”
“Được”. Anh Hoa nhận đi”.
Cô ta quay sang tôi:
“Anh Hoa, anh mang trà này về trại uống. Ở đây chúng em chỉ có thế”.
“Cám ơn cô. Chào các cô”. 
Sau lời chào đó, tất cả các cô bước ra cửa vẫy tay như một cử chỉ thân thiện. Trên đường về, tôi hỏi:
“Bộ thanh niên vùng này không thích cưới vợ là công nhân ở các Nông Trường sao cán bộ?” 
“Anh không biết. Thời bây giờ chẳng anh nào lao đầu vào cưới các cô không có kinh tế cơ bản cả. Tôi không rõ trong Nam các anh ra sao, nhưng ngoài này (tức đất Bắc), sắc đẹp là thứ yếu, kinh tế (ý nói có tiền) mới là chủ yếu”. 
“Cán bộ có thể nói trường hợp điển hình được không?”
“Bất cứ cô nào trong số đó, nếu chuyển sang làm mậu dịch viên (tức là đứng bán hàng) là tôi cưới ngay. Làm mậu dịc
…[Message Truncated] View full message.
EDITED: 8 Oct 2018 17:20 by OPLA
From: OpLa 8 Oct 2018 17:22
To: OpLa 25 of 34
Màn kịch thứ hai.

Sau đoạn phim về trận banh tạp nham với hai tổ dịch thuật và văn nghệ, đến đoạn phim tù chính trị ăn cơm chiều với “thực đơn” đặc biệt. Đám trực trại cho dọn cái gọi là nhà ăn của buồng giam số 1, để ở đó một cái bàn với sáu ghế ngồi. Cả mấy trăm tù chính trị mà chỉ có một bàn ăn duy nhất, làm sao che giấu cái bản chất dối trá trước phái đoàn truyền thông quốc tế? Vậy mà họ vẫn cứ thực hiện. Sáu anh tù chính trị được chỉ định ngồi vào bàn ăn “kịch cởm” này, họ bắt phải mặc áo quần mà họ nói là đẹp nhất. Tôi với cụ Hoàng Văn Úy đến từng anh thuyết phục nên mặc đồ thường thôi, vì hy vọng đoàn quay phim này sẽ có tác dụng thuận lợi cho mình khi họ phổ biến trên hệ thống truyền thông thế giới. Các bạn đồng ý, nhưng cũng cố gắng một chút tươm tất, nếu không sẽ không yên với đám an ninh của trại. 
Tôi và anh Đặng Hoàng Long đứng nhìn nhóm Thụy Điển thu hình. Anh chàng chuyên viên chỉ đưa ống kính quét một lượt phần trên bàn, rồi anh ta ngồi bệt trên sàn xi-măng, đưa ống kính vào các ống chân bàn chân của “thực khách” và thu thật chậm nên không sót bàn chân anh nào cả. Đó là những bàn chân nứt nẻ bị bùn đen bám vào, cộng với nước phèn ngấm vào da, làm cho những bàn chân trở nên sàm sở, và người quay phim khai thác một cách rất nghệ thuật về những chứng tích không thể chối cải trong trại tập trung của cộng sản Việt Nam. 

Màn kịch thứ ba.

Lúc ấy trời tối hẳn, vì mùa đông nên thì giờ ban ngày ngắn hơn thì giờ ban đêm. Họ hoàn toàn thu hình mà không hỏi bất cứ ai về bất cứ điều gì. Nhóm quay phim Thụy Điển yêu cầu Công An cho mở các phên cửa sổ để có chút ánh sáng thu hình vài sinh hoạt trong buồng giam số 1. Nghe thông dịch xong, tên Công An từ Hà Nội xuống ra lệnh cho Công An trại:
“Không được. Nói với chúng nó nếu mở tấm phên thì mấy anh này chịu lạnh không nỗi”. 
Thật ra không phải đám Công An Hà Nội sợ tù chính trị chúng tôi lạnh đâu, và đây là bằng chứng vẫn do tên Công An Hà nội nói:
“Bọn này ghê lắm! Chúng nó quay toàn những cảnh không như Bộ hướng dẫn chúng nó trước khi vào trại. Không cho chúng nó quay nữa”. 
Sau cái lệnh không cho mở tấm phên cửa sổ, anh chàng chuyên viên thu hình Thụy Điển cao lêu nghêu, lặng lẽ ra chỗ xe của anh ta ngoài sân đem vào cái ống trắng giống ống đèn néon nhưng lớn một chút, dài khoảng 6 hay 7 tấc gì đó. Hóa ra cái ống ấy là đèn điện tử, tỏa một vùng ánh sáng thật dịu nhưng thật mạnh trong khoảng chừng một thước vuông, đủ để họ lần lượt thu hình 3 quang cảnh. 
Cảnh 1 là anh Đặng Hoàng Long (họa sĩ và là thông dịch viên Anh ngữ) cùng với một bạn nữa (dường như là anh Bửu Uy) đang đánh cờ tướng. 
Cảnh 2 là anh Nguyễn Hữu Vị (Trung Tá, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo) có hàm râu dài trắng phếu, đang ngồi vá chiếc áo mùa đông, trông thật là buồn! 
Và cảnh 3 là anh Phạm Văn Thuần (Đại Tá, Phủ Thủ Tướng) dưới ánh đèn leo lét đang cắm cúi viết “thư tình già” gởi về cho “má bầy trẻ”. Cái gọi là bàn viết của anh Thuần chỉ là cái mền chồng lên cái gối do mấy bộ quần áo tù cuộn lại. (Mấy tháng sau đó, con gái của anh Vị từ Paris gởi về anh Vị tấm ảnh “anh ngồi vá áo” do chụp lại từ trong tivi mà cuộn phim đó trình chiếu trên hệ thống tivi nước Pháp). 
Trước khi rời trại, một anh chàng trong nhóm quay phim của Thụy Điển cầm cái micro dài, đứng giữa sân áng chừng 5 phút trong khi anh chàng quay phim thu hình anh ta. Trại trưởng Bùi Dênh nói với đám trực trại đang đứng nhìn:
“Cứ để nó thu, cho nó thấy sự yên tĩnh trong trại. Điều đó tốt thôi”.
Hôm sau, các Đội xuất trại xong, tên Niệm -phụ trách giáo dục của toàn trại- vào tổ văn hoá:
“Anh Hoa. Anh Vũ Tiến Phúc có đi lao động không?”
“Tôi không biết cán bộ”. 
Hắn quay sang tên Lực trực trại: 
“Đồng chí Lực, cho người xuống đồng tìm anh Phúc, bảo về trại ngay”.
Nửa giờ sau, hắn nói với anh Phúc đang đứng trước mặt:
“Anh đã có tiến bộ về tư tưởng thông qua phóng sự do đài truyền hình Cần Thơ thực hiện hai tháng trước. Ông Bộ Trưởng (Công An) xem xong đoạn phim đó ra lệnh thả anh về. Anh tiến hành thủ tục ra trại ngay hôm nay để cùng về với toán kia”.

Xin nói thêm một chút. Khoảng năm 1977, lúc bị nhốt trong trại tập trung trên Yên Bái, anh Vũ Tiến Phúc có nói với tôi rằng, anh có liên hệ gia đình với cộng sản Võ Trần Chí, Bí Thư thành ủy Sài Gòn mà chúng nó lắp cái tên ông Hồ thay vào chữ Sài Gòn. Theo người nhà của anh cho biết, thì Võ Trần Chí muốn lãnh anh ra trại nhưng anh không đồng ý. Anh nói anh không muốn dính dáng tới cộng sản dù là anh em. 
Về đoạn phim mà tên Niệm gọi là “phóng sự”, thật ra anh em tù chính trị chúng tôi không ai biết về cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Cần Thơ tại trại Nam Hà A này cả. Chỉ biết là họ có thu hình anh Vũ Tiến Phúc và anh Lâm Chánh Ngôn (Đại Tá, Sư Đoàn 21 Bộ Binh). Hôm đó là buổi chiều, họ thu hình hai anh đứng cuốc đất trên khoảng đất nhỏ xíu ngay góc cái giếng lớn cạnh cổng chánh của trại. Khoảng đất “đầu thừa đuôi thẹo” chút xíu xìu xiu này chưa bao giờ trồng trọt gì cả. Còn phỏng vấn lúc nào và ở đâu, chúng tôi hoàn toàn không biết. 
Nếu cho rằng đài truyền hình Cần Thơ muốn phỏng vấn những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa từng phục vụ vùng đồng bằng Cửu Long mà đài truyền hình này xem là địa phương, thì đâu phải chỉ có anh Phúc với anh Ngôn, mà có các anh Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn May, Huỳnh Thanh Sơn, và nhiều nữa. Phải chăng đó chỉ là cách nói của trại như là lý do ra về của anh Phúc do ông Bộ Trưởng Bộ Công An “tử tế và rộng lượng quá”, chỉ cần lúc nhàn hạ ngồi xem một đoạn phim là đủ yếu tố để quyết định thả tù, loại tù mà ông Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố là không thể tha thứ. 

Buổi trưa, tất cả các anh rời trại chuyến thứ hai, cộng thêm anh Vũ Tiến Phúc, tập trung ở khuôn viên buồng 10 chờ lên xe ra Phủ Lý. Đám trực trại không cho tiếp xúc với anh em còn ở lại. Lệnh là như vậy, nhưng giờ trưa chẳng có tên nào vào trại, thế là anh em chúng tôi tha hồ nhắn gởi về nhà. 
Khi tập trung để đám trực trại điểm số, cũng là lúc nhóm quay phim Thụy Điển làm công việc thu hình. Nhóm này thu hình khi anh em ra cổng trại đi bộ lên chỗ xe buýt đậu trước nhà tên Lưu Văn Hán, trại trưởng toàn…[Message Truncated] View full message.
From: OpLa 8 Oct 2018 17:23
To: OpLa 26 of 34
- tám -

Ra khỏi trại tập trung
*****

Ánh sáng ngoài đường hầm.

Từ lúc ở trại tập trung Yên Bái, cứ vài ba ngày thì bộ chỉ huy trại cho mượn vài tờ báo Nhân Dân để đọc, và các bạn trong lán giao tôi trách nhiệm điểm và đọc báo cho anh em trong lán nghe sau cơm chiều. Khi chuyển đến trại tập trung Nam Hà này, các bạn trong buồng giam số 1 cũng giao tôi trách nhiệm điểm và đọc báo. Hằng tuần có được ba hay bốn ngày có báo, mỗi lần có ba bốn số báo thì anh Nguyễn Hữu Vị với anh Bửu Uy cùng đọc với tôi sau khi cửa buồng giam đóng lại. Khi điểm bài báo nên đọc, tôi đánh số thứ tự để luân phiên giữa ba anh em chúng tôi lần lượt đọc.
Hôm ấy là ngày 5 tháng 8 năm 1987, trên tờ Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam có mẫu tin mà sau khi đọc xong chúng tôi phải ngưng lại vì các bạn bàn luận rất sống động. Mẫu tin có nội dung thế này: 
“Ngày 2 và 3 tháng 8 năm 1987, Tướng hồi hưu Vessey, với tư cách Đặc Sứ của Tổng Thống Hoa Kỳ sang Việt Nam, gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Hai bên thỏa thuận đầu tiên về hợp tác đẩy mạnh công cuộc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và vấn đề trả tự do cho những người học tập cải tạo để cùng gia đình được xuất ngoại sang Hoa Kỳ theo nguyện vọng”.. 
Đại để mẫu tin chỉ có thế, nhưng quá đủ để anh em chúng tôi bàn luận đến nửa đêm mới dừng lại để ngủ. Cho dẫu mức độ lạc quan như thế nào đi nữa, rõ ràng là hình ảnh những đoàn tù chính trị ra khỏi nhà tù có cơ đang thành tựu. Tôi nói “có cơ thành tựu” vì tuần vừa qua, có một toán Công An nghe nói thuộc cơ quan A16 từ Bộ Công An đến trại này và đang công tác ở đây. Toán này đã gọi một số bạn ra ngoài trại “làm việc”, tức là hỏi mỗi người chúng tôi một số vấn đề theo nhu cầu của họ. Những năm trước đây đã có những lần Công An từ Hà Nội đến đây gọi “làm việc”, nhưng lần này đang trong thời gian gọi “làm việc” cùng lúc có bài báo nói trên nên anh em chúng tôi có lòng tin “cơ hựu thành tựu”. Hôm qua, họ cũng gọi tôi, và nội dung “làm việc” như thế này:

“Chào anh. Anh có phải là Phạm Bá Hoa không?”
“Đúng, tôi là Phạm Bá Hoa”.
“Anh mạnh khỏe chứ?”
“Cám ơn cán bộ, tôi vẫn khỏe”.
“Tôi hỏi anh: Nếu như nhà nước cho anh về, anh có đi nước ngoài không?”
“Tôi đi nếu nhà nước cho phép, vì tất cả các con tôi đều ở Mỹ”.
“Nếu anh đoàn tụ với các con anh ở Mỹ, anh có chống lại nhà nước Việt Nam không?” 
“Khi tôi ở ngoại quốc làm sao chống lại nhà nước được cán bộ”. 
“Anh có cam kết là anh không chống lại nhà nước Việt Nam không?”
“Tôi cam kết”.
“Được. Anh mang tờ giấy này vào trại viết tóm tắt lý lịch của anh, tóm tắt hoạt động của anh, và cuối cùng là anh cam kết không tham gia các tổ chức chính trị chống lại nhà nước Việt Nam. Chiều mai đưa lại tôi”.
“Cán bộ vào lấy hay tôi ra đây đưa cán bộ?”
“Sẽ có cán bộ vào trại nhận”.


Tôi nghĩ, chính trị vẫn là chính trị, mà chính trị thì không như khoa học hay toán học, 1 với 1 là 2. Với chính trị, 1 với 1 có thể là 1, cũng có 1 thể là 1 rưởi, cũng có thể là 2. Tại Việt Nam tôi cam kết là một việc, còn làm việc gì khi tôi ở Hoa Kỳ là việc khác. Với lại họ bảo tôi cam kết không tham gia các tổ chức chính trị chớ đâu có cam kết không tham gia các tổ chức khác. 
Toán Công An đó gọi khoảng 200 anh em tù chính trị chúng tôi ra làm việc, tức khoảng một nửa tù chính trị tại trại Nam Hà A.
Đến trước ngày cuối tháng 08/1987, họ gọi tôi ra hỏi:
“Anh có xác định là anh không vượt biên chứ?”
“Có”. 


Chữ có mà tôi dùng ở đây, có thể hiểu theo hai nghĩa: Có xác định, cũng là có vượt biên.
Lần này họ chỉ hỏi câu duy nhất đó. Tôi không biết hắn có hỏi các bạn khác hay không. Tôi lại bàn luận với cụ Hoàng Văn Úy, chẳng lẻ chúng nó lại hỏi một câu gần như vô nghĩa như vậy. Phải chăng chúng nó hình dung đến lúc nào đó bỗng dưng tôi biến mất ở Sài Gòn chăng? Tôi với Cụ Úy và anh Đinh Tiến Dũng, ăn cơm chung từ năm 1985. 
“Có vẻ chúng nó nghi ngờ ông điều gì đó. Cẩn thận nghe”.
Sau khi toán Công An đó về Hà Nội, trong anh em chúng tôi có biết bao đồn đoán nhưng không phải là hoàn toàn vô căn cứ, chẳng hạn như:
“Tụi hậu cần mới chở về kho 246 bộ quần áo mà nguồn tin nói rõ là áo chemise trắng, và quần áo này sẽ phát cho những anh được trả tự do”.
“Nói nghe như thiệt vậy mấy cha”.
“Nghe sao thì thuật lại các anh cùng nghe để xem có những nguồn tin khác nữa không, có gì đâu mà nói như móc họng vậy”. 
“Tôi nghe nói có nhóm quay phim của Bộ Công An xuống đến trại rồi, và họ sẽ vào trại thu hình anh em chúng mình đó”.
“Bạn nào có được gọi làm việc kỳ này đều có hi vọng được về thôi”.
“Các anh bệnh hoạn già yếu chắc về nhiều, vì vài hôm nay tụi y tế lập hồ sơ và tái khám hầu hết số anh đau yếu đấy”.
“Và vân vân”.
Trên đây là tóm tắt rất nhiều đồn đoán trong buồng giam số 1 chúng tôi.
Và rồi nhóm quay phim từ Hà Nội xuống thiệt. Họ xuống khu trồng rau thu hình một vài Đội Rau Xanh. Còn trong trại thì họ thu hình một số sinh hoạt trong buồng giam số 1 và số 2. Thu hình ở chỗ đọc sách bên Tổ Văn Hoá. Họ bảo chúng tôi đá banh cho họ thu hình nữa.

Chiều ngày 1 tháng 9 năm 1987, tên Sáng, cán bộ giáo dục:
“Anh Hoa, phái đoàn Bộ Công An mang lệnh tha đến trại rồi, nhưng các phong bì còn niêm kín nên Ban Giám Thị cũng như các cán bộ chưa ai biết gì cả. Tối nay, anh sẳn sàng với các anh trong tổ văn hoá, khi có lệnh thì sang hội trường cắt dán khẩu hiệu biểu ngữ và các công tác cần thiết khác”.
Đêm đó, tôi, anh Đinh Tiến Dũng, anh Đặng Hoàng Long, anh Phan Văn Đệ, và vài anh nữa, uống cà phê, hết cà phê đến uống trà, chờ lệnh. Nhưng mãi đến nửa đêm, chẳng thấy gọi gì hết nên chúng tôi dẹp và chui vô mùng.
Sáng hôm sau, 2 tháng 9, anh Dũng và hai bạn của tổ văn nghệ, được lệnh lên nhà tên Hán trại trưởng để trang trí. Trong lúc đó, tên Dục -phụ tá giáo dục- cầm danh sách vào trại đưa tôi:
“Anh Hoa, anh đi gọi các anh có tên trong danh sách này, bảo ăn mặc tươm tất, phải nhanh tay càng sớm càng tốt sang tập trung tại hội trường để lên nhà ông trại trưởng nghe đọc lệnh
…[Message Truncated] View full message.
From: OpLa 8 Oct 2018 17:25
To: OpLa 27 of 34
- chín-

Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(1988-1990)

*****


Từ nhà tù nhỏ là các trại tập trung, tôi bước vào nhà tù lớn là xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi có giấy “chứng minh nhân dân”, còn thật sự tôi có phải là “công dân xã hội chủ nghĩa” hay không, lại là việc khác. 
Đằng sau cánh cửa sắt trại tập trung, tôi chỉ vươn tầm nhìn vào xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhìn ra thế giới, ngang qua đài phát thanh Hà Nội ngày được nghe năm bảy ngày không, và tờ báo Nhân Dân. Cả hai phương tiện truyền thông này cũng như tất cả những gì gọi là truyền thông báo chí đều của đảng với nhà nước cộng sản. Hoàn toàn không có bất cứ một phương tiện truyền thông nào của tư nhân cả. Vì vậy mà lượng thông tin vừa ít ỏi vừa nặng về tuyên truyền, mà tuyên truyền thì không đúng sự thật. Ngoài nguồn tin tức đó, thỉnh thoảng anh em chúng tôi nhận tin từ thân nhân hoặc từ các bạn ở ngoại quốc gởi về, bằng cách chọn lọc những trang báo có bài cần cho chúng tôi trong tù đọc, dùng gói quà gởi về Việt Nam. Đám Công An đâu biết những bài báo đó nói gì, vì có những bài bằng Anh ngữ, cũng có những bài bằng Việt ngữ, nhưng những trang báo sau hành trình nửa vòng trái đất, trang báo đã bèo nhèo hết trơn nên họ cho vào trại. 
Giờ đây, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa hay là nhà tù lớn, đang trong thời kỳ gọi là cởi trói báo chí, tôi hy vọng có thể nhận ra nền giáo dục Việt Nam cộng sản, vì tôi hiểu rằng, giáo dục là nền tảng đào tạo con người, từ đó dẫn đến xây dựng và phát triển quốc gia. 

Chuyện nhà đất.

Nhà và đất, là một trong những mục tiêu trước mắt của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ trung ương đến tận các địa phương, tranh đoạt từ bất cứ ai là công dân Việt Nam Cộng Hòa cũ mà họ dùng những gian trá mánh khóe như nhà rộng, nhà vắng chủ, nhà nước mượn, nhà nước quản lý, ..v..v.., để cướp đoạt làm tài sản riêng, dù rằng không ít trường hợp họ ẩn dưới danh nghĩa như là lợi ích xã hội chủ nghĩa, mà lợi ích xã hội chủ nghĩa là gì thì họ cũng chẳng giải thích được. 
Trước hết là một số sự kiện gian trá cướp đoạt đó ngay trong cư xá Bắc Hải chúng tôi. Nhớ lại những ngày giữa tháng 05/1975, Công An Phường 15 với Công An Quận 10, đã chiếm đoạt 174 căn nhà của các vị Tướng Lãnh và sĩ quan di tản, mặc dầu trong những nhà đó vẫn còn thân nhân của những người di tản. Sau khi tất cả sĩ quan cư ngụ trong cư xá đều vào trại tập trung, Công An Phường 15, Công An Quận 10 và cơ quan nhà đất Quận 10, hợp nhau hết đuổi đi mà họ gọi là vận động, đến đe dọa chiếm đoạt tịch thu bất cứ nhà nào họ muốn. Đợt chiếm đoạt đó không được bao nhiêu nhà vì các chị chống đối dữ dội, nói cho đúng là liều mạng mà chống lại lệnh của họ rồi ra sao thì ra, cho nên họ quay sang cách khác cũng gọi là “vận động” bằng cách dụ dỗ hiến nhà cho nhà nước thì chồng trong trại tập trung được về sớm. Cách này xem chừng họ thành công hơn đợt trấn lột trong những tháng cuối năm 1975. 
Ở những khu khác như thế nào không rõ, chớ trong cư xá Bắc Hải chúng tôi phải công nhận cái “tinh thần trấn lột của cộng sản rất kiên trì”. Nhiều gia đình của các bạn tôi thật sự “trúng kế dụ dỗ” của họ, nên đã đổi nhà lớn trong cư xá nhận nhà nhỏ ở nơi nào đó hoặc hiến nhà cho chúng nó, như gia đình cựu Đại Tá Phan Xuân Nhuận, cựu Đại Tá Đinh Xuân Kế, cựu Đại Tá Nguyễn Văn Huấn, cựu Trung Tá Giang Văn Trọng, ..v..v.. Có trường hợp bi thảm hơn nữa như gia đình cựu Trung Tá Trần Chí Thẩm. Chị Thẩm cũng là người rất cương quyết giữ lại căn nhà để ở, vì vậy mà bị Công An khu vực và Công An Phường 15 Quận 10 bắt chị hằng ngày phải đến văn phòng họ ngồi đó, từ đầu giờ đến cuối giờ làm việc, và liên tục như vậy suốt mấy tháng liền. Một hôm chị đến thăm tôi, nhân đó chị kể cho tôi nghe nỗi đau của chị khi bị chúng nó gạt:
“Anh nghĩ coi. Suốt mấy tháng đó tôi nhất quyết không đưa hồ sơ nhà cho họ, nhưng một hôm họ nói với tôi là đưa giấy tờ nhà cho họ coi để họ giải quyết dứt khoát. Tôi cứ tưởng họ thay đổi ý kiến. Tôi lấy hồ sơ từ trong túi xách ra đưa cho họ. Xem xong, lập tức họ bỏ vào tủ khóa lại, rồi ra một cáilệnh mà khi nghe xong tôi cứ tưởng họ nói với ai vậy anh. Tên Công An Phường gần như hét:: 
“Ngày mai chị phải dọn ra khỏi nhà”. Nói xong là nó đuổi tôi ra và đóng cửa văn phòng”.
Đến đây chị ngưng lại vì xúc động! Một lúc sau:
“Tôi kể tiếp anh nghe. Khi tôi bị họ gạt lấy hồ sơ chủ quyền nhà, uất ức quá, tôi lảo đảo về nhà và gần như gục ngã trước cửa! Khi tỉnh lại, mẹ con tôi mua cây mua lá che cái mái ngay trong sân tầng trệt chắn một phần lối lên tầng trên mà ở. Nấu nướng tạm bợ cũng được, nhưng tắm giặt phải nhờ nhà chị bạn ở đầu dãy. Khổ lắm anh ơi! Lát nữa anh theo tôi đến xem cái gọi là cái nhà mà mẹ con tôi ở sau khi dọn ra khỏi nhà tôi.”
“Vâng. Tôi theo chị đến “cái nhà” mà chị và các cháu đang ở”. 

Quí vị quí bạn có thể nhớ lại đoạn tôi kể cái lán trại của trại tập trung Yên Bái lợp bằng cây chổm, nằm trên vạt giường cũng bằng cây chổm nhìn lên trần nhà thấy cả bầu trời đầy sao và cả mây bay gió thổi nữa, nhưng giọt mưa không rơi xuống. Còn “cái gọi là nhà” của chị Thẩm mà tôi đang đứng xem, mái nhà trống trải nên nhìn rõ gió thổi mây bay, và có bao nhiêu giọt mưa rơi trên cái mái nhà thì ngần ấy giọt mưa xuống hẳn bên trong nhà chị. Tất cả đều ướt! Đầu năm 1988, anh Thẩm ra trại và cùng ở nơi đây! 
Khi vào trại tập trung, trong thời gian đầu cứ như “điếc không sợ súng” nên tôi đối đầu với những toán thẩm vấn, dần dần đối đầu với đám Công An cai tù. Thật lòng mà nói, nếu như từ đầu tôi “không điếc nên biết sợ súng” thì chưa chắc tôi có chút kinh nghiệm đối đầu với cộng sản lúc còn trong trại tập trung cũng như bây giờ đã ra khỏi nó, dù rằng bây giờ tôi đang ở trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà bất cứ ai từng là nạn nhân cộng sản, đều gọi là “trại tập trung lớn”. 
Nhân lúc anh chị tôi từ Sa Đéc lên Sài Gòn làm hồ sơ để lấy lại căn nhà số X12bis cũng trong cư xá Bắc Hải, mà anh chị tôi theo lời dụ dỗ gian trá mà họ gọi là “vận động” đã gởi căn nhà cho họ để về quê hồi năm 1976, nay chuẩn bị dọn trở về đây. Chỉ riêng cái sự kiện “gởi nhà cho nhà nước” cũng là cái chính sách lạ kỳ của nhà nước cộng …[Message Truncated] View full message.
From: OpLa 8 Oct 2018 17:26
To: OpLa 28 of 34
- mười -
Xuất ngoại tị nạn tại Hoa Kỳ


******
Hai chữ HO.

Trước khi theo dõi hệ thống thủ tục mà chúng tôi phải hoàn tất, mời quí vị quí bạn xem qua nguyên văn bức thư của cựu Đại Tướng John W. Vessey, đặc phái viên của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, gởi anh Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. tại địa phương ông cư ngụ. Trong thư, ông giải thích rõ về nguồn gốc hai chữ H.O. 
Cũng qua thư của cựu Đại Tướng Vessey, chúng ta càng hiểu sâu thêm về điều mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam gọi là khoan hồng nhân đạo đối với quân nhân, viên chức, cán bộ, Việt Nam Cộng Hòa cũ ra khỏi các trại tập trung từ năm 1987. Thật ra, chúng tôi ra khỏi trại tập trung là do sự trao đổi giữa Hoa Kỳ với Việt Nam cộng sản. Tuy trong thư cựu Đại Tướng Vessey không nói trao đổi như thế nào, nhưng rõ ràng là từ đó, cộng sản Việt Nam từng bước đến gần, và cuối cùng là bắt tay được với Hoa Kỳ, và từng bước hội nhập vào cộng đồng thế giới. 

General USA (retired)
John W. Vessey
June 10, 1997

To Mr. Nguyen xuan Huan
President, Association of Former Political Detainees in Minnesota.
1030 University Avenue
ST. Paul, MN 55104.
Dear Mr. Huan.
Because I am unable to attend your important meeting on Saturday, June 21, I ask that this letter be read on my behalf to your members and guests.
It is important to honor all those who served the cause of freedom in Vietnam and Indochina. It is also important to recognize and assist those who suffered under Communist rule for their prior service to the Republic of Vietnam. Political detainees under the Communist regime after 1975 had served their country and their people in the honorable and esteemed tradition of parriotism, putting service to country above self during a long and arduous war. 
The sacrifices of all who served and fought in the Vietnam war, Vietnam, Americans, and other Allies, made a difference for the important human ideals of freedom and personal dignity. The world was changed through a collective effort. The spread of Communist in Asia was harted by the sacrifices in Vietnam, Laos, and Cambodia, and with the help of other nations of Southeast Asia. All who participated in that effort can be proud of their contributions.
When President Reagan call me back from military retirement in 1987 to be his Presidential Emissary to Hanoi, one of the highest priority tasked he assigned me was to seek the release of our former South Vietnamese comrades who had been detained in the, so-called, "reeducation camps". I was authorized to assure the Hanoi government that the United States would accept and welcome those detainees and their families in this country. 
Because, at the time of the original negotiations, there was no hope of any immediate political resolution between the two nations, all actions taken in furtherance of the agreements reached were termed "Humannitarian Operations". Consequently, the term H.O. has been used within the Vietnamese-American community to refer to former political detainees who are now resident in the United States.
To me, the term H.O. is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are the among the true heroes of our time.
My very best wishes to all attending your event.
Sincerely yours.
John W. Vessey.


Người dịch bản văn nói trên là Ông/Bà Nguyễn T. Ngọc Châu. Trước khi vào bản Việt ngữ, dịch giả viết đôi dòng như sau: “Trong mục đích phổ biến để quí vị chung vui niềm vinh dự của các H.O. vì đây là vinh dự không phải của riêng các anh H.O. tại Minnesota, mà là của tất cả các H.O. định cư tại Hoa Kỳ”. 

“Vinh danh những người đã phụng sự cho chính nghĩa tự do ở Việt Nam và Đông Dương là một điều quan trọng. Việc công nhận và trợ giúp những người đã bị chế độ cộng sản ngược đãi vì đã phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa, cũng không kém phần quan trọng. Những tù nhân chính trị dưới chế độ cộng sản sau năm 1975, là những người đã từng phục vụ quê hương và đồng bào với truyền thống yêu nước cao cả và đáng kính, đã vì nước quên mình trong suốt cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt.
“Lòng hi sinh của tất cả những ai đã từng phục vụ và chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam, người Việt, người Mỹ, và những Đồng Minh khác, đã đem lại một ý nghĩa đặc biệt hơn cho lý tưởng của con người về tự do và nhân vị. Thế giới đã thay đổi nhờ một nỗ lực tập thể. Sự bành trướng của cộng sản ở Á Châu đã bị ngăn chận bởi những sự hi sinh ở Việt Nam, Lào, và Cam Bốt, cùng với sự hỗ trợ của các nước Đông Nam Á. Tất cả những ai đã tham gia vào nỗ lực đó, có thể tự hào về những đóng góp của mình. 
“Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà tôi được Tổng Thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là “trại cải tạo”. Tôi cũng được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẳn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Hoa Kỳ”. 
“Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, chúng tôi không hi vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều mang danh “chiến dịch nhân đạo” (Humanitarian Operations), gọi tắt Anh ngữ là H.O. Do vậy mà danh từ H.O. được Cộng Đồng Việt Mỹ sử dụng, để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ. 
“Riêng với tôi, danh từ H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hi sinh. Tất cả những ai được gọi là H.O. đều là những anh hùng thực sự trong thời đại chúng ta”.


Thủ tục rời Việt Nam.

Thưa quí vị quí bạn, 
Chương trình HO dành cho những cựu tù chính trị trong các trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo với thời gian bị cộng sản giam giữ từ 3 năm trở lên. Trong chương trình này có hai thành phần: 
Thứ nhất là cựu tù chính trị không có thân nhân từ Hoa Kỳ bảo lãnh. Thà…[Message Truncated] View full message.
From: OpLa 8 Oct 2018 17:27
To: OpLa 29 of 34
lời nói cuối

*****
Thưa quí vị quí bạn, 
Vậy là quí vị quí bạn vừa xem Mười Chương về chuyện mà tôi kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 -ngày mà chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sụp đổ- sau đó tôi bị giam trong các trại tập trung Long Giao (Long Khánh) Tam Hiệp (Biên Hòa), Yên Bái (Hoàng Liên Sơn), Nam Hà (Hà Nam Ninh), cộng chung là 12 năm 2 tháng 27 ngày và 18 tiếng đồng hồ trong nhà tù nhỏ, cộng với 3 năm 6 tháng 15 ngày sống trong nhà tù lớn, đến ngày 29/3/1991 rời Việt Nam và ngày 5 tháng 4 năm 1991, vợ chồng tôi đặt chân trên đất Hoa Kỳ trong đợt HO 5. 

Tôi nhận thức được gì trong 5.818 ngày kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975: 
Giai đoạn một: 46 ngày kể từ 30/04/1975, giai đoạn trước ngày vào trại tập trung, tôi nhận thức rằng:

- Qua một số hành động trong sinh hoạt thường ngày của cộng sản Việt Nam từ Hà Nội và từ rừng núi vào Sài Gòn, cho phép suy đoán sinh hoạt trong xã hội xã hội chủ nghĩa 20 năm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (lãnh thổ miền bắc) kém Việt Nam Cộng Hòa chúng ta ít nhất từ 25 đến 30 năm. 
- Với thái độ của một số đồng bào nhất là đồng bào chạy nạn cộng sản từ năm 1954-1955 từ bắc vào nam, cho thấy đồng bào vẫn không chấp nhận chế độ cộng sản.
- Với một số hành động chận bắt cũng như tìm bắt một số sĩ quan viên chức Việt Nam Cộng Hòa cũ, trong khi hệ thống truyền thông của họ ngày đêm ra rả về điều mà họ gọi là khoan hồng nhân đạo. Nói vậy mà không phải vậy.
- Họ tìm mọi cách mà họ gọi là vận động kết hợp với cưỡng bách, chiếm đoạt nhà cửa của những chủ nhân di tản hoặc nhà rộng, để làm tài sản riêng của họ.


Giai đoạn hai: 4.479 ngày kể từ 14/6/1975, tức giai đoạn bị giam trong các trại tập trung từ nam ra bắc, tôi nhận thức sự gian trá của họ trong cai trị:

- Không qua một cơ quan tư pháp nào, họ đã bắt giam ít nhất là 222.809 sĩ quan viên chức và cán bộ Việt Nam Cộng Hòa cũ đem giam giữ trong các trại tập trung mà họ gọi là khoan hồng nhân đạo cho đi học tập cải tạo, trong khi ông Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng cộng sản gọi tù chính trị chúng tôi là những kẻ tội ác tày trời không thể tha thứ. .
- Đày đọa tù chính trị trong những cánh rừng già tây bắc Hà Nội. Đánh lừa các phái đoàn ngoại quốc dù là cộng sản hay tư bản về mọi góc cạnh sinh hoạt trong các trại tập trung, như thể họ giam giữ chúng tôi chỉ để học về lịch sử Việt Nam trong khi họ bắt buộc chúng tôi khai báo chi tiết từng người trong dòng họ ba đời ông bà, cha mẹ, bản thân và gia đình, kể cả nguyên nhân tại sao chết dù đã chết hằng năm bảy chục năm về trước. Hằng chục ngàn tù chính trị chúng tôi bị chết do kiệt sức vì thiếu dinh dưỡng, do hành hạ đọa đày, do bị bức tử, nhưng gia đình không được thông báo. 
- Người dân xã hội chủ nghĩa 20 năm trên đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thật sự là nghèo khổ, mức sống xã hội thật sự thua kém Việt Nam Cộng Hòa rất xa, xa đến hai ba chục năm hoặc hơn nữa. 
- Đánh quỵ toàn bộ sinh hoạt xã hội Việt Nam Cộng Hòa cũ xuống ngang bằng xã hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nghèo khổ, qua khẩu hiệu ăn cướp “nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”, chung qui tất cả tài sản của dân lẫn của quốc gia đều trong tay đảng cộng sản ngang qua bộ máy nhà nước. Mức sống người dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày càng suy sụp, so với mức sống người dân Việt Nam Cộng Hòa năm 1975, nhất là quyền con người hoàn toàn bị tước đoạt. 
- Tập trung mọi phương tiện trong hệ thống truyền thông vào tay đảng, quân đội, Công An, những tổ chức ngoại vi, đến những người gọi là phóng viên truyền thông báo chí đều trong tổ chức của đảng. Nói chung là bộ máy đảng với bộ máy nhà nước nắm giữ toàn bộ từ phương tiện đến não bộ con người, trong khi họ tự cho là dân chủ gấp ngàn lần dân chủ tư bản.
- Phá nát những tinh hoa văn hoá dân tộc để thay vào đó cái gọi là văn hoá mới con người mới xã hội nghĩa, chỉ biết nghe theo đảng, làm theo đảng, và chết cho đảng, mà đảng chỉ là một nhóm người trong Bộ Chính Trị. 
- Bộ Chính Trị lãnh đạo đất nước chỉ do một nhóm hơn 100 đảng viên đã được chọn lọc đảm nhiệm vai trò cử tri bầu lên. Ra cái điều dân chủ khi huênh hoang Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng lại do đảng cộng sản chọn trước rồi qui định danh sách “ứng viên” mới đến dân bầu. Khi trở thành “đại biểu Quốc Hội” mọi biểu quyết theo lệnh của Bộ Chính Trị, các tòa án nhất là những vụ án mà họ cho là nguy hại chế độ, cũng phải nhận lệnh Bộ Chính Trị trước khi xử, chánh phủ cũng nhận lệnh từ Bộ Chính Trị về mọi vấn đề quan trọng. Bộ Chính Trị là cơ quan quyền lực tuyệt đối, toàn quyền hoạch định mọi đường lối chính sách và điều khiễn bộ máy mà nhà nước với bộ máy Công An thực hiện, nhưng không có bất kỳ cơ quan nào giám sát họ. Những đảng viên được chọn vào Bộ Chính Trị phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản độc tài. 


Do vậy mà họ đẩy toàn bộ sinh hoạt xã hội Việt Nam đến sát bờ vực thẳm chỉ sau 10 năm (từ năm 1975) cai trị toàn cõi Việt Nam dưới tên gọi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và phải gục đầu quy lụy các nước tư bản, nhất là Hoa Kỳ mà họ từng “chửi rủa Mỹ là tên đế quốc đang dẫy chết tại dinh lũy cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” để mong được cứu vớt tồn tại.

Giai đoạn ba: 1.293 ngày kể từ 12 tháng 9 năm 1987, tức giai đoạn chờ sang Hoa Kỳ tị nạn, tôi nhận thức rằng:

- Những gian trá trấn lột đất đai cướp đoạt nhà cửa, gian trá trong kinh doanh thương mãi dịch vụ, tham ô nhũng lạm len lỏi vào mọi ngóc ngách xã hội, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng cấu trúc lãnh đạo, tất cả trở thành “một nếp” trong văn hoá xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đây là nỗi đau cao nhất trong dòng lịch sử Việt Nam từ thời xa xưa đến thời đương đại. Và nỗi đau này của lịch sử, chính là tội ác của cộng sản Việt Nam. 
- Tội ác của cộng sản Việt Nam không sao kể xiết, từ chính sách cai trị bằng bao tử, cướp đoạt nhà cửa ruộng vườn cơ sở kinh doanh sản xuất thương mãi dịch vụ, đến đày đọa những ai không cùng quan điểm chính trị độc tài với họ trong hệ thống nhà tù khắc nghiệt, đến bịt mắt bịt tai bịt miệng tất cả mọi người kể cả hàng ngũ đảng viên cộng sản. Nhưng tội ác nặng nhất, tàn bạo nhấ
…[Message Truncated] View full message.
From: AndyLe (HOASIMTIM.) 9 Oct 2018 10:03
To: OpLa 30 of 34
nào giờ ko biết là đi làm vô hãng mở vcf lên đọc sách được

có personal devices như tablet, phone thì bỏ cái file pdf lên cloud, folder ebook, rồi trên device tải cái app của cái cloud đó về, rồi set cuốn nào mình muốn đọc offline thì nó tự download về device của mình, có thể đọc anywhere, trên tàu, trên bus, giờ rảnh giờ nghỉ...chứ không chỉ đọc trong giờ làm LOL

mà thôi opla post tiếp đi
chắc opla biết rồi

 (haha)
From: OpLa 9 Oct 2018 10:57
To: AndyLe (HOASIMTIM.) 31 of 34
Quote: 
nào giờ ko biết là đi làm vô hãng mở vcf lên đọc sách được
Giờ break hay lunch ngồi uống trà ăn kẹo mè xửng, nhâm nhi miếng gừng, vô vcf đọc sách, ai cấm ? :-) breaks với lunch không lấy là phạm tội đó nhen :))
 
 
From: Kcl12 Oct 2018 14:55
To: OpLa 32 of 34
Có đâu mà download bản đã scan ra PDF ?
From: OpLa12 Oct 2018 17:08
To: Kcl 33 of 34
From: Kcl13 Oct 2018 08:12
To: OpLa 34 of 34
Lấy được rồi . Tôi có đọc bài của Ông nầy viết về đảo chánh 1/11, CIA đem lên Bộ TTM 1 bao tiền .