Món Ngon, Món Lạ Quê Hương

From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 08:30
To: TiVi 165 of 203
(nod) Me 2 (nod)
From: Phuochai13 Aug 2014 08:39
To: TiVi 166 of 203
Nhớ hồi ở Nha Trang chỉ ăn bánh căn mỡ hành với nước mắm hoặc mắm nêm sao mà ngon thế :-) Mì Quãng Nha Trang nữa. Từ hồi qua bên này chưa được ăn lại :-(
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 08:49
To: Phuochai 167 of 203
Sao PH không tìm recipe, làm giông giống hai món này ăn cho đỡ thèm? :-)

Mì Quảng Nha Trang
From: TiVi13 Aug 2014 08:52
To: Phuochai 168 of 203
yeah.. mì quãng trước nhà trẻ 8/3 Nguyễn Thiện Thuật :) bún bò Tô Hiến Thành, bún bò Đề Bô :) sữa đậu nành Quang Trung, bánh bèo chén quốc lộ 1 gần bến xe Nội Tỉnh, gỏi sứa bún sứa Hà Thanh, gỏi cá Hà Ra.. :P
From: Phuochai13 Aug 2014 09:30
To: tieutuong (HTHINH) 169 of 203
Có tìm mà không thấy chổ nào có recipe cho Mì Quãng Nha Trang hết. Bánh căn thì ko có khuôn đất để làm.
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 10:01
To: Phuochai 170 of 203
Mới tìm ra dùm PH nè
quote:


Đọc hết bài này là có thể nấu duơc rồi nè :-)

MÌ QUÃNG NHA TRANG!

Có hai “trường phái” khác nhau khi “luận” về xuất xứ món mì quãng Nha Trang. Theo mấy ông bà già xưa , món này có mặt ở Nha Trang từ hơn 60 năm trước. Điều này cũng hợp lý khi cho rằng món mì quãng là của người Quãng mang vào bởi, sắc phong của Vua Tự Đức còn lưu giữ trong đình làng Trường Đông, Cửa Bé Nha Trang ghi nhận sự hiện diện của một nhóm ngư dân Quãng Ngãi bị bão đánh dạt ghe vào bãi cát Cầu Đá dưới chân núi Cảnh Long năm 1862. Đất lành chim đậu , sau đó ngư dân các nơi Nam , Ngãi , Bình , Phú tấp đến , thấy nơi đây làm ăn dễ , ở lại định cư luôn . Trong hành trang di dân của họ có món mì Quãng.

Trường phái khác cho rằng mì quãng là mì gánh , do các mợ, các chị gánh đi bán rong . Quãng ở đây là “quãng gánh”!

Trường phái nào nghe cũng có lý. Và có lý hơn khi thưởng thức một tô mì quãng Nha Trang , mà theo ý nhiều người rằng nó … ngon hơn món mì xứ Quãng!

Mì quãng Nha Trang nấu đơn giản chỉ là nước xương hầm và chẳng có gia vị gì đặc biệt. Khác với mì xứ Quãng , trước hết là mì. Nếu mì xứ Quãng sợi bánh to màu trắng,vàng xen kẽ thì mì quãng Nha Trang sợi bánh nhỏ màu vàng, là một loại bánh phở khô . Cái khác thứ hai là thịt . Nếu mì xứ Quãng ăn với thịt đã nêm nếm gia vị (theo kiểu thưng hay xào), thì mì quãng Nha Trang chỉ là thịt luộc và có thêm chả cá…. Cái khác kế nữa là rau , mì quãng Nha Trang không phải ăn với rau lặt mà là rau xắt ghém . Và cái khác quan trọng hơn là tô mì quãng Nha Trang nước lèo chan đầy ắp , chớ không phải xâm xấp dưới đáy tô như mì xứ Quãng. Đặc biệt mì quãng Nha Trang không ăn kèm với bánh tráng nướng.

Mì quãng có mặt khắp các nẻo đường thành phố Nha Trang, từ vỉa hè cho đến trong tiệm. Mà đặc biệt hàng nào cũng ngon . Nước lèo nấu bằng xương heo (xương đầu, xương đuôi, xương bánh vá…) , có thể có giò heo. Thịt đùi luộc chung với nước lèo cho thấm gia vị , sau đó vớt ra để nguội và thái mỏng . Có quán tạo hương vị đặc trưng cho miếng thịt luộc , khi vớt ra bỏ thịt vào nước cốt dừa , sau đó mới lấy ra thái . Miếng thịt luộc này mức độ ngon trên cả tuyệt vời!

Lợi thế của Nha Trang là chả cá , nên cái đặc biệt của tô mì quãng ở đây là vừa có thịt vừa có chả cá (chiên và hấp). Nhúm bánh phở khô màu vàng cùng nhúm giá sống trụng qua nước nóng già. Bỏ bánh vào tô , bà bán hàng sắp trên mặt ít chả cá , ít thịt luộc , “chiến đấu” nữa cho thêm khoanh giò heo , sau đó múc nước lèo ngập tô. Có người còn thích thêm vài miếng da heo luộc. Cuối cùng nêm hành lá, hành phi và quan trọng là có thêm muổng đậu phọng rang (nếu không có đậu phọng không thể thành mì quãng được).

Dĩa rau kèm mới hấp dẫn làm sao : xà lách , rau thơm , bắp chuối … tất cả thái sợi mỏng, trộn thêm ít giá , bức tranh dĩa rau đủ sắc màu bắt mắt!

Để tô mì quãng ngon hơn , đậm đà hơn khách nêm vào tí mắm tôm sau khi đã nêm thêm tí mắm ớt và vắt miếng chanh nhỏ . Ngon hơn nữa là cắn miếng ớt xiêm xanh chen giữa các “hiệp” mì, thịt và rau ….

Của ngon tồn dưới đáy , tô mì quãng ngon nhất là húp đến thìa cuối cùng. Nước lèo béo ngậy cùng với đậu phọng thơm và bùi…

Giá bình dân khoảng 4 – 5 ngàn đồng một tô , vừa đủ giữ eo . Ai muốn “hoành tráng” thì thêm giò, hay thêm chả cá, thịt …. cao lắm cũng chỉ 10 ngàn đồng.

Thanh Tuyền

Theo SGTT ngày 22/3
EDITED: 13 Aug 2014 10:03 by HTHINH
From: Satsignal 5 Sep 2014 12:25
To: Hồ Răng Ham (16092004) 171 of 203

Tui đã có dịp ghé miền Trung ăn "bánh căn" rồi.
Khuôn nấu bánh căn giống y hệt như bánh khọt và cả 2 đều dùng bột gạo. Tuy nhiên đến đó là hết điểm tương đồng.
Bánh khọt có bỏ thêm đậu xanh, nước dừa và 1 con tôm. Khi ăn thì dùng thêm với rau sống và chấm nước mắm pha có vị ngọt.

Nói chung, so sánh "bánh căn" với "bánh khọt" cũng giống như so sánh "bánh đúc" với "bánh bèo".

Có lẽ là đã quen rồi và vì thích có nhân, nên "bánh khọt" với "bánh xèo" hợp với khẩu vị của tui hơn nhiều.

satsignal

PS: extra homework đã làm xong chưa mà ở đây 888?

From: Hồ Răng Ham (HRH) 5 Sep 2014 12:27
To: Satsignal 172 of 203
Em mới post câu hỏi mới bên đó kìa :)
From: Luudan62 5 Sep 2014 14:21
To: Satsignal 173 of 203
LD62 thì thèm bánh căn chan với nước cá :P
From: tieutuong (HTHINH)13 Jan 2015 13:18
To: ALL174 of 203
10 món cơm nổi tiếng trong ẩm thực Việt

Món cơm Với người Việt Không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ăn no trong các bữa ăn.

Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu.

1. Cơm gà - Hội An

Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.


Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.

Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.

Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.

2. Cơm Ghẹ - Phú Quốc

Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

3. Cơm hến – Huế

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như cơm nguội cùng hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...

Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

4. Cơm Âm phủ - Huế

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.

Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.

Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này. (xem thêm cách làm món cơm âm phủ)

5. Cơm Tấm – Sài Gòn

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…

Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.

Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

6. Cơm cháy - Ninh Bình

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.

Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.

Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

7. Cơm Dừa – Bến Tre

Xứ dừa Bến T…[Message Truncated] View full message.
From: tieutuong (HTHINH) 7 Feb 2015 12:23
To: ALL175 of 203
Những món hải sản ngon không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc không chỉ khiến du khách si mê bởi non nước hữu tình, nơi đây còn có nhiều loại hải sản ngon mà mỗi khai đặt chân đến Phú Quốc ai cũng nên nếm thử một lần.

Cơm chiên ghẹ

Cơm chiên ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên mỗi khi ghé thăm Phú Quốc. Thành phần chính của món này là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, tương cà, dầu ăn. Cơm chiên ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng óng ánh rất đẹp mắt. Cơm khi chiên xong được ăn kèm với dưa leo, rau tươi, cà chua và nước mắm pha chế sẵn.

Nhum nướng mỡ hành



Dạo quanh các quán ăn, nhà hàng hải sản trên đảo Phú Quốc thì món nhum nướng mỡ hành rất được ưa chuộng bởi độ thơm, béo của nó. Nhum ở Phú Quốc không to con nhưng có thịt mềm, ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Nhum mới bắt về, cắt hết gai nhọn, được tách đôi, rửa sạch mang nướng trên than hồng, cho thêm ít mỡ hành. Khi chín, nhum tỏa ra mùi thơm nức, thêm ít muối tiêu chanh và thưởng thức sẽ có hương vị rất tuyệt vời.

Bào ngư nướng

Nếu túi tiền của bạn rủng rỉnh, khi đến thăm Phú Quốc bạn có thể thưởng thức món bào ngư nướng. Bào ngư Phú Quốc có thịt mềm, được làm sạch và nướng ăn cùng nước xốt gừng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm đà của nước xốt hòa quyện cùng thịt bào ngư thơm. Món ăn tuyệt vời này được nhiều du khách yêu thích và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con ngư dân nơi đây.

Ghẹ luộc Hàm Ninh

Hàm Ninh là tên một làng chài ven biển Phú Quốc, nổi tiếng với món ghẹ biển. Ghẹ Hàm Ninh có thân hình khá nhỏ nhưng lại rất tươi và chắc thịt. Ghẹ Hàm Ninh có rất nhiều cách chế biến nhưng ngon nhất vẫn là luộc chấm muối tiêu chanh để giữ nguyên hương vị gốc của ghẹ.

Gỏi cá trích

Cá trích là “đặc sản” của vùng biển Phú Quốc, vì thế rất nhiều món ăn ngon được người dân nơi đây chế biến từ loài cá này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món gỏi cá trích. Cá trích được đánh vảy, làm sạch, lóc lấy phần thịt phi lê, đem ướp với nước cốt chanh hành tây và ớt. Ngoài thịt cá, thành phần món ăn còn có dừa nạo, hành tím, đậu phộng và các gia vị nêm.

Nước sốt được làm từ loại giấm nuôi bằng trái ổi chín trên đảo, nên nó có vị chua thanh cùng hương thơm nhẹ rất hấp dẫn. Sau khi chuẩn bị xong, các nguyên liệu được bày ra đĩa. Người ta ăn kèm gỏi cả trích với rau sống, bánh tráng dẻo và nước mắm Phú Quốc pha tỏi, ớt.

Tổng hợp

(up)
From: Llddhh 8 Feb 2015 21:16
To: tieutuong (HTHINH) 176 of 203

Mình đi ra cái bãi gì mé phía sau nhà tù Phú Quốc, đường rất xấu chỉ xe máy và dân bản xứ vào được, xe hơi và khách du lịch không có bén mảng tới.

Ăn 1 dĩa gỏi cá trích, 2 con cá nục (độ 3 lạng mỗi con, lò than tự nướng tại bàn), 1 ve rượu sim, đứng dậy hết 70K VND (giá 2011). Mình mém xỉu vì rẻ quá, hôm trước ăn ở Hàm Ninh chỗ đó chắc phải 150K. Lại ngồi xuống kêu thêm 1 dĩa gỏi cá chỉ lấy cá không lấy rau, trộn dấm và lạc rang đập vụn ngồi ăn vã hết.

Lần nào cũng chỉ bạn bè vô khu đó ăn, mà đường xấu quá, đi xe máy high-skilled chứ còn lái lạng quạng là nằm đường luôn. Chính mình còn đâm thẳng vào cát may mà sát nhà hàng, mấy người trong đó ra phụ mãi mới kéo lên được kekekek.

From: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 9 Feb 2015 01:24
To: Llddhh 177 of 203

nếu không lầm là bãi Dương Đông , lúc trước thỉnh thoảng bị ghẻ nhiều quá , cán bộ cho ra bãi này xuống biển ngâm để chữa bệnh ghẻ. Cái cảm giác ngâm toàn thân bị ghẻ trong nước biển , nó đau như toàn thân bị đông đá vậy.

thấy báo có chụp hình nhà tù Phú Quốc , có lẽ họ cho dựng lại.Năm 1977 tôi là một trong những người cuối cùng tháo gỡ sạch trại Phú Quốc , từ tấm tole cho đế cọc sắt hàng rào và dây kẽm gai , chất lên Dương vận hạm 503 chạy về đất liền

EDITED: 9 Feb 2015 01:33 by DANNYHAIDEN
From: Ale 9 Feb 2015 02:01
To: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 178 of 203
Có phải nhờ ngâm vậy mà giờ cá rẻ không A.2 ??? :))
From: TiVi 9 Feb 2015 02:04
To: Ale 179 of 203
trời ... coi chừng lão đứng đái 2 hàng ói không kịp á :D :B





dzọt
From: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 9 Feb 2015 04:55
To: Ale 180 of 203
hồi đó ở Phú Quốc nên toàn cho ăn cá không hà ! cá khô thì chỉ một loại tên là cá sắt , vì nó cứng..................như sắt , hình dáng nó giống như con cá ông tiên nuôi trong hồ , nhưng kỳ vây của nó thì cứng tới độ mình lấy tay bẻ không nổi , thứ này dân chỗ đó chỉ loại ra làm phân bón thôi ,nhưng mình chơi láng vì không chới thì lấy gì sống :))thịt thì ít nhưng giòi trong bụng thì nhiều ( há há ) , bỏ nó vô cái vạc , hầm riu riu qua đêm , sao đó nó thành một chất dẻo quẹo ,mịn màng như bùn đen vậy , 6 thằng một phần ăn , có cái đĩa nhôm đưa ra , nhà bếp xúc một vá , rồi gõ cái cạch nó mới rớt vô đĩa , không gõ là còn lâu nó mới rớt !
Ăn thứ này nó ghẻ toàn chỗ nghiệt , chỗ nào da non là bị nhiều nhất , nách , háng , kẽ ngón tay , ngón chân, sau lỗ tai v....v thằng nào bị nặng là khỏi .........move ! ăn phải có người đút vì kẻ tay lở mưng mủ ,không cầm muỗng được , thuốc trị thì vô vàn ,mang ra bãi biển ngâm toàn bộ người xuống , có thằng mới mang xuống ngâm , nó rên rồi xuất tinh luôn !!!!!!!!sau đó một lúc thì người nó cứng đơ , phải có người đỡ , chứ toàn thân tê dại nó hết biết , chìm luôn.Nghe tưởng nói chơi chứ ngậm ngùi lắm !!!!!!!!!!.
From: TiVi 9 Feb 2015 06:26
To: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 181 of 203
:(
From: tieutuong (HTHINH) 9 Feb 2015 12:52
To: Llddhh 182 of 203
Quá đã nha! Thèm, thèm (up) (up) (up) :-)
From: tieutuong (HTHINH) 9 Feb 2015 12:53
To: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 183 of 203
8-O 8-O 8-O (verysad)
From: tieutuong (HTHINH)18 Sep 2015 10:02
To: ALL184 of 203

Một vòng thưởng thức đặc sản Huế bằng… thơ
http://khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/l-3/2B9381EE-06E8-4C04-AE8A-7C183F6BAA6A/17656-mot-vong-thuong-thuc-dac-san-hue-bang…-tho.aspx#.Vfx6VE3JDcs

(up)

Món này lạ :D

Chè Bột lọc thịt quay

http://hue.vnn.vn/media/images/thanhthuy/amthuc/che-botloc-boc-heoquay-quanRuoc-oSG-cua-nhavan-MuongMan_SGAT.jpg

Món chè bột lọc thịt quay của quán Ruốc - quán Huế do nhà văn Mường Mán mở tại Tp HCM. (Ảnh: SGAT)

 

Ngọt ngào bùi béo tìm nhau
Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau tình đã nên duyên
Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về

Bấy nhiêu bài thơ lục bát giới thiệu về sản vật quê hương là bấy nhiêu tình yêu đã được gói ghém của nhà thơ Võ Quê (Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế (1998 - 2005)) trong tác phẩm “Hoa và phong vị Huế” (NXB Thuận Hóa). Phảng phất trong những ý thơ mộc mạc, chân thành chính là hồn Huế, luôn biết tự hào đối với những thứ rất riêng của mảnh đất kinh kỳ một thửa. Nghệ thuật ẩm thực khi được kết hợp với nghệ thuật văn chương, đó sẽ là những hành trang nhỏ cho những thế hệ sau tiếp nối, để bất cứ ai khi đến với Cố đô, sẽ nhớ thêm và mang về “một chút gì rất Huế”, để rồi:

Ra đi mà chẳng đành lòng
Nón che tay ngoắc chạnh lòng quay lui…

EDITED: 18 Sep 2015 10:27 by HTHINH