Món Ngon, Món Lạ Quê Hương

From: tieutuong (HTHINH)29 Jul 2014 05:08
To: ALL156 of 203
BẤT NGỜ THÚ VỊ GIỮA ẨM THỰC NHẬT BẢN và nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) Việt Nam. (up) (up) (up)

quote:
Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc...

Cái duyên của thực dưỡng

6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm nghèo tới mức bác sĩ khuyên “đưa về nhà, thích ăn gì cứ ăn đi!” Gia cảnh nghèo khó, không còn đủ sức theo đuổi ở các bệnh viện khiến cho sự chọn lựa phương pháp thực dưỡng như chuyện cầu may… Dì Bảy Thạch nhớ lại, lần đầu tiên, GS Georges Ohsawa (tên thật Nyoiti Sakurazawa) sang Việt Nam – năm 1965 ( tại 390 Điện Biên Phủ, TP.HCM), “ai cũng biết tới phương pháp gạo lứt, muối mè nhưng phần nền tảng của nó chính là thực dưỡng”. Một phương pháp biến nhiều loại thực vật thành thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, điều đó ảnh hưởng tới cách sống chứ không chỉ là ăn uống.


Tamari, miso và một cách sống

Giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) nhấm nháp trà tương và nghe dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch), trên 60 tuổi, với tư cách người trong cuộc nói đến giá trị loại nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae, làm cho nước tương nguyên dương Tamari và Misho vừa ngon vừa trị được bệnh… có thể bạn chưa tin, nhưng đối với dì Bảy Thạch đó là sự linh nghiệm.


Tamari và Misho làm ở cơ sở Thuần Chay.

Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc...

Cái duyên của thực dưỡng

6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm nghèo tới mức bác sĩ khuyên “đưa về nhà, thích ăn gì cứ ăn đi!” Gia cảnh nghèo khó, không còn đủ sức theo đuổi ở các bệnh viện khiến cho sự chọn lựa phương pháp thực dưỡng như chuyện cầu may… Dì Bảy Thạch nhớ lại, lần đầu tiên, GS Georges Ohsawa (tên thật Nyoiti Sakurazawa) sang Việt Nam – năm 1965 ( tại 390 Điện Biên Phủ, TP.HCM), “ai cũng biết tới phương pháp gạo lứt, muối mè nhưng phần nền tảng của nó chính là thực dưỡng”. Một phương pháp biến nhiều loại thực vật thành thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, điều đó ảnh hưởng tới cách sống chứ không chỉ là ăn uống.


“Tôi xin nghỉ việc ở bưu điện để tập trung nuôi bệnh cho mẹ. Lúc khó ăn, tôi cố nài mẹ ăn cháo với Tamari, Misho và tôi đã kéo dài thời gian sống tươi tỉnh cho mẹ. Tôi cũng đã nuôi chồng bị lao phổi mà không sử dụng biện pháp cách ly vì sợ chồng mặc cảm. Coi như ngày ngày tôi chung sống với vi trùng lao và có lẻ do kháng thể và phương pháp thực dưỡng đã tạo sức đề kháng đó”, dì Bảy Thạch tin như vậy.

Nước tương nguyên dương truyền thống

Hai vợ chồng anh Lê Kim Sơn – chị Lê Thị Ngọc Tuyết là nhân vật chính trong câu chuyện hai người cháu bị đau yếu kinh niên của dì Bảy Thạch (chủ cơ sở sản xuất nước tương Thuần Chay xã Tân Tây) nói: “Tôi nghỉ dạy về nuôi mẹ (89 tuổi) bốn năm không đi được. Hai năm mẹ tôi chỉ ăn cháo và Tamari. Tôi lại bị suyễn ba mươi mấy năm. Hễ trời trở gió là lúc nào cũng phải thủ chai thuốc xịt. Bác sĩ nói tôi phải sống mãn đời với nó. Ăn gạo lứt muối mè, dùng Tamari, mẹ tôi khoẻ hơn, kéo dài tuổi thọ và bản thân tôi hai năm nay không xài thuốc xịt Seretide evohaler nữa. Bà xã tôi hễ mùa gió chướng là ho hoài, thận ứ nước, nhờ theo phương pháp này tới nay không uống thuốc nữa”.

Ông Sơn dành một khoảng sân rộng mấy trăm mét vuông sau nhà để ủ đậu nành làm Tamari và Misho. Hé mở tấm kính làm nắp đậy, mùi nước tương Tamari thơm lắm luôn. Hiện nay, cơ sở Thuần Chay cung cấp cho thị trường “thực dưỡng”, tuy không đa dạng như dì Bảy Thạch (làm Tamari ngâm tỏi, Misho, chanh muối…) nhưng với nhãn hàng đã đăng ký bảo hộ, xuất xứ hàng hoá rõ ràng… anh có nguồn thu ổn định hơn.

Dì Bảy Thạch cho biết, người nào theo phương pháp thực dưỡng đều ốm, nói ốm mà khoẻ thì không ai tin. Sự chọn lựa một cách sống, ăn uống đạm bạc đã giúp tinh thần thoải mái. Người theo thực dưỡng, có một anh giỏi ngoại ngữ đã tự nguyện dịch sách của GS Ohsawa chia sẻ kiến thức với bạn đọc. Mỗi năm tới ngày giỗ GS Ohsawa, nhiều nhóm thực dưỡng mời người khỏi bệnh tới nói chuyện. Những người tin vào phương pháp này đã ngồi lại chia sẻ, trong đó không ít người rành rẽ về tây y.


“Nước tương nguyên dương được làm theo công nghệ truyền thống khá phức tạp, để trên ba năm có tác dụng cải thiện sức khoẻ tốt do sự chuyển hoá các enzyme. Người ta nói công dụng đó nhờ giá trị nguyên dương (phơi ngoài nắng)”, ông Sơn nói tiếp: “Nếu không tin thì người dùng cũng yên tâm đó là loại sản phẩm an toàn”.

Nhiều công ty ở Nhật đang tìm đối tác trồng đậu nành, gạo dẻo với hàm lượng protein không cần cao như gạo Việt Nam để cung ứng cho dây chuyền làm Misho ở Nhật. Có thể họ không ngờ giữa một vùng quê (ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) lại có làng làm Tamari và Misho đúng điệu Nhật Bản tồn tại cùng một cách sống đạm bạc hơn nửa thế kỷ.

BÀI VÀ ẢNH: HOÀNG LAN
EDITED: 29 Jul 2014 05:20 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)29 Jul 2014 06:21
To: ALL157 of 203
Video Phóng sự HTV Hàng Việt nam chất lượng cao
Nước tương dưỡng sinh Thuần Chay - Gò Công (up) (up) (up)
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 06:42
To: ALL158 of 203
Khi Tam thiếu gia Vườn Chuối thèm bánh căn

...không biết làm thế nào bèn đặt một lò bánh căn bằng đất nung chính gốc Phan Rang dùng 6 con tuấn mã ba ngày ba đêm thay phiên nhau đưa kịp về Sài thành lúc tờ mờ sáng không nứt không vỡ một khuôn bánh nào! Tiếp đó cho vời dì họ vốn là người Phan Rang đổ bánh căn từ năm 8 tuổi sang tệ dinh hì hục từ tinh mơ cho ra những cặp bánh thơm ngon dòn rụm vừa kịp giờ Ngọ...

Trời ơi đây là món tui ăn hoài thèm hoài khoái mãi chỉ sau cơm Tấm!



Cho những ai chưa biết bánh căn là bánh gì thì "Bánh căn" ban đầu có tên là “bánh căng”, do khi chín bánh căng phồng, giòn đều ở mặt dưới, căng phồng, xốp mịn ở mặt trên. Về sau, ngữ điệu địa phương khiến tên bánh có chút thay đổi và được dùng “chết” với tên “bánh căn”.

Nhiều người lầm tưởng bánh căn Phan Thiết là bánh khọt - món đặc sản ở các tỉnh miền Nam vì trông bề ngoài chúng na ná nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có cách chế biến và thưởng thức khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Bánh căn cũng làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn như bánh khọt, nhưng dùng khuôn đất và không tráng mỡ vào khuôn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không ngán. Bánh chín được nạy ra, úp hai chiếc vào nhau, ở giữa có hành lá thái nhỏ để bánh dậy mùi thơm. Bánh căn không tính bằng “cái” mà tính “cặp”, do “hình thể” bé nhỏ của nó. Một người có thể ăn từ 6 - 10 cặp mà vẫn thèm.

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung tròn to. Bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, trên đó đặt 8 - 16 chén đất (dùng làm khuôn đổ bột) tùy vào lượng người ăn; phần thân lò để chứa than hồng. Phần thân và khuôn được ngăn cách bằng những mẩu gạch nhỏ để thông gió. Sau khi than đã hừng, đợi lò thật nóng mới cho khuôn lên lò. Khi mặt trên của bánh căn xốp, viền bánh co lại, tróc ra, người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn, “quăng” vào thau hành thái nhuyễn, rồi úp lại thành cặp, cho ra đĩa. Ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon. Bạn có thể thưởng thức những cặp bánh căn cùng tô nước mắm pha đậm đà, chọn vị ngọt bùi của mắm nêm, món mắm khoái khẩu đặc trưng của miền Trung, hay chan ăn kèm muỗng nước kho cá nục cùng khoanh cá béo ngậy, thơm phức tùy thích. Nước mắm pha đậm đà với màu đỏ hồng tự nhiên là sự pha trộn của ớt, cà chua luộc chín, lột vỏ giằm nhuyễn, với nước đường thắng, vài tép chanh và không thể thiếu một cối nước mắm cá cơm thơm nồng.

Bánh căn ngon và đầy đủ mùi vị hấp dẫn không phải do các thức ăn kèm cầu kỳ mà là do bí quyết pha bột và cách chế biến nước mắm. Bí quyết là cách pha bột với tỷ lệ 10kg gạo, 1,8kg nếp và 1 chén cơm nguội ngâm qua đêm rồi xay. Còn khi làm nước mắm phải luộc chín ớt, đường thắng nước để nguội, nước sôi, nước mắm ngon và ít cà chua luộc để tạo màu đỏ hồng cho nước mắm.

Source: Facebook

Xem thêm bài liên quan Các loại máy móc làm Thực dưỡng lý tưởng
EDITED: 13 Aug 2014 06:49 by HTHINH
From: Hồ Răng Ham (16092004)13 Aug 2014 06:46
To: tieutuong (HTHINH) 159 of 203
Ủa cái hình là bánh khọt mà
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 06:46
To: Hồ Răng Ham (16092004) 160 of 203
:B
quote:
Nhiều người lầm tưởng bánh căn Phan Thiết là bánh khọt - món đặc sản ở các tỉnh miền Nam vì trông bề ngoài chúng na ná nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có cách chế biến và thưởng thức khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
From: Hồ Răng Ham (16092004)13 Aug 2014 06:50
To: tieutuong (HTHINH) 161 of 203
Dzị trong đó có tui :)
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 07:00
To: Hồ Răng Ham (16092004) 162 of 203
Tha hồ lựa nhe già Hù :B (reddevil) :))
EDITED: 13 Jan 2015 13:10 by HTHINH
From: TiVi13 Aug 2014 08:26
To: tieutuong (HTHINH) 163 of 203
thèm
From: TiVi13 Aug 2014 08:29
To: Hồ Răng Ham (16092004) 164 of 203
bánh căn đó :) màu trắng chớ không phải màu vàng như bánh khọt :) lúc trước khi nào coq tiền thì được có thêm trứng gà bỏ vô giữa thì có màu vàng :) còn không thì chỉ có bột gạo mỡ hành và chan mắm lên ăn thôi :) ăn với mắm nêm đã lắm :) ực ực ... thèm :)
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 08:30
To: TiVi 165 of 203
(nod) Me 2 (nod)
From: Phuochai13 Aug 2014 08:39
To: TiVi 166 of 203
Nhớ hồi ở Nha Trang chỉ ăn bánh căn mỡ hành với nước mắm hoặc mắm nêm sao mà ngon thế :-) Mì Quãng Nha Trang nữa. Từ hồi qua bên này chưa được ăn lại :-(
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 08:49
To: Phuochai 167 of 203
Sao PH không tìm recipe, làm giông giống hai món này ăn cho đỡ thèm? :-)

Mì Quảng Nha Trang
From: TiVi13 Aug 2014 08:52
To: Phuochai 168 of 203
yeah.. mì quãng trước nhà trẻ 8/3 Nguyễn Thiện Thuật :) bún bò Tô Hiến Thành, bún bò Đề Bô :) sữa đậu nành Quang Trung, bánh bèo chén quốc lộ 1 gần bến xe Nội Tỉnh, gỏi sứa bún sứa Hà Thanh, gỏi cá Hà Ra.. :P
From: Phuochai13 Aug 2014 09:30
To: tieutuong (HTHINH) 169 of 203
Có tìm mà không thấy chổ nào có recipe cho Mì Quãng Nha Trang hết. Bánh căn thì ko có khuôn đất để làm.
From: tieutuong (HTHINH)13 Aug 2014 10:01
To: Phuochai 170 of 203
Mới tìm ra dùm PH nè
quote:


Đọc hết bài này là có thể nấu duơc rồi nè :-)

MÌ QUÃNG NHA TRANG!

Có hai “trường phái” khác nhau khi “luận” về xuất xứ món mì quãng Nha Trang. Theo mấy ông bà già xưa , món này có mặt ở Nha Trang từ hơn 60 năm trước. Điều này cũng hợp lý khi cho rằng món mì quãng là của người Quãng mang vào bởi, sắc phong của Vua Tự Đức còn lưu giữ trong đình làng Trường Đông, Cửa Bé Nha Trang ghi nhận sự hiện diện của một nhóm ngư dân Quãng Ngãi bị bão đánh dạt ghe vào bãi cát Cầu Đá dưới chân núi Cảnh Long năm 1862. Đất lành chim đậu , sau đó ngư dân các nơi Nam , Ngãi , Bình , Phú tấp đến , thấy nơi đây làm ăn dễ , ở lại định cư luôn . Trong hành trang di dân của họ có món mì Quãng.

Trường phái khác cho rằng mì quãng là mì gánh , do các mợ, các chị gánh đi bán rong . Quãng ở đây là “quãng gánh”!

Trường phái nào nghe cũng có lý. Và có lý hơn khi thưởng thức một tô mì quãng Nha Trang , mà theo ý nhiều người rằng nó … ngon hơn món mì xứ Quãng!

Mì quãng Nha Trang nấu đơn giản chỉ là nước xương hầm và chẳng có gia vị gì đặc biệt. Khác với mì xứ Quãng , trước hết là mì. Nếu mì xứ Quãng sợi bánh to màu trắng,vàng xen kẽ thì mì quãng Nha Trang sợi bánh nhỏ màu vàng, là một loại bánh phở khô . Cái khác thứ hai là thịt . Nếu mì xứ Quãng ăn với thịt đã nêm nếm gia vị (theo kiểu thưng hay xào), thì mì quãng Nha Trang chỉ là thịt luộc và có thêm chả cá…. Cái khác kế nữa là rau , mì quãng Nha Trang không phải ăn với rau lặt mà là rau xắt ghém . Và cái khác quan trọng hơn là tô mì quãng Nha Trang nước lèo chan đầy ắp , chớ không phải xâm xấp dưới đáy tô như mì xứ Quãng. Đặc biệt mì quãng Nha Trang không ăn kèm với bánh tráng nướng.

Mì quãng có mặt khắp các nẻo đường thành phố Nha Trang, từ vỉa hè cho đến trong tiệm. Mà đặc biệt hàng nào cũng ngon . Nước lèo nấu bằng xương heo (xương đầu, xương đuôi, xương bánh vá…) , có thể có giò heo. Thịt đùi luộc chung với nước lèo cho thấm gia vị , sau đó vớt ra để nguội và thái mỏng . Có quán tạo hương vị đặc trưng cho miếng thịt luộc , khi vớt ra bỏ thịt vào nước cốt dừa , sau đó mới lấy ra thái . Miếng thịt luộc này mức độ ngon trên cả tuyệt vời!

Lợi thế của Nha Trang là chả cá , nên cái đặc biệt của tô mì quãng ở đây là vừa có thịt vừa có chả cá (chiên và hấp). Nhúm bánh phở khô màu vàng cùng nhúm giá sống trụng qua nước nóng già. Bỏ bánh vào tô , bà bán hàng sắp trên mặt ít chả cá , ít thịt luộc , “chiến đấu” nữa cho thêm khoanh giò heo , sau đó múc nước lèo ngập tô. Có người còn thích thêm vài miếng da heo luộc. Cuối cùng nêm hành lá, hành phi và quan trọng là có thêm muổng đậu phọng rang (nếu không có đậu phọng không thể thành mì quãng được).

Dĩa rau kèm mới hấp dẫn làm sao : xà lách , rau thơm , bắp chuối … tất cả thái sợi mỏng, trộn thêm ít giá , bức tranh dĩa rau đủ sắc màu bắt mắt!

Để tô mì quãng ngon hơn , đậm đà hơn khách nêm vào tí mắm tôm sau khi đã nêm thêm tí mắm ớt và vắt miếng chanh nhỏ . Ngon hơn nữa là cắn miếng ớt xiêm xanh chen giữa các “hiệp” mì, thịt và rau ….

Của ngon tồn dưới đáy , tô mì quãng ngon nhất là húp đến thìa cuối cùng. Nước lèo béo ngậy cùng với đậu phọng thơm và bùi…

Giá bình dân khoảng 4 – 5 ngàn đồng một tô , vừa đủ giữ eo . Ai muốn “hoành tráng” thì thêm giò, hay thêm chả cá, thịt …. cao lắm cũng chỉ 10 ngàn đồng.

Thanh Tuyền

Theo SGTT ngày 22/3
EDITED: 13 Aug 2014 10:03 by HTHINH
From: Satsignal 5 Sep 2014 12:25
To: Hồ Răng Ham (16092004) 171 of 203

Tui đã có dịp ghé miền Trung ăn "bánh căn" rồi.
Khuôn nấu bánh căn giống y hệt như bánh khọt và cả 2 đều dùng bột gạo. Tuy nhiên đến đó là hết điểm tương đồng.
Bánh khọt có bỏ thêm đậu xanh, nước dừa và 1 con tôm. Khi ăn thì dùng thêm với rau sống và chấm nước mắm pha có vị ngọt.

Nói chung, so sánh "bánh căn" với "bánh khọt" cũng giống như so sánh "bánh đúc" với "bánh bèo".

Có lẽ là đã quen rồi và vì thích có nhân, nên "bánh khọt" với "bánh xèo" hợp với khẩu vị của tui hơn nhiều.

satsignal

PS: extra homework đã làm xong chưa mà ở đây 888?

From: Hồ Răng Ham (HRH) 5 Sep 2014 12:27
To: Satsignal 172 of 203
Em mới post câu hỏi mới bên đó kìa :)
From: Luudan62 5 Sep 2014 14:21
To: Satsignal 173 of 203
LD62 thì thèm bánh căn chan với nước cá :P
From: tieutuong (HTHINH)13 Jan 2015 13:18
To: ALL174 of 203
10 món cơm nổi tiếng trong ẩm thực Việt

Món cơm Với người Việt Không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ăn no trong các bữa ăn.

Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu.

1. Cơm gà - Hội An

Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.


Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.

Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.

Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.

2. Cơm Ghẹ - Phú Quốc

Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

3. Cơm hến – Huế

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như cơm nguội cùng hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...

Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

4. Cơm Âm phủ - Huế

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.

Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.

Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này. (xem thêm cách làm món cơm âm phủ)

5. Cơm Tấm – Sài Gòn

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…

Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.

Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

6. Cơm cháy - Ninh Bình

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.

Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.

Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

7. Cơm Dừa – Bến Tre

Xứ dừa Bến T…[Message Truncated] View full message.
From: tieutuong (HTHINH) 7 Feb 2015 12:23
To: ALL175 of 203
Những món hải sản ngon không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc không chỉ khiến du khách si mê bởi non nước hữu tình, nơi đây còn có nhiều loại hải sản ngon mà mỗi khai đặt chân đến Phú Quốc ai cũng nên nếm thử một lần.

Cơm chiên ghẹ

Cơm chiên ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên mỗi khi ghé thăm Phú Quốc. Thành phần chính của món này là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, tương cà, dầu ăn. Cơm chiên ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng óng ánh rất đẹp mắt. Cơm khi chiên xong được ăn kèm với dưa leo, rau tươi, cà chua và nước mắm pha chế sẵn.

Nhum nướng mỡ hành



Dạo quanh các quán ăn, nhà hàng hải sản trên đảo Phú Quốc thì món nhum nướng mỡ hành rất được ưa chuộng bởi độ thơm, béo của nó. Nhum ở Phú Quốc không to con nhưng có thịt mềm, ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Nhum mới bắt về, cắt hết gai nhọn, được tách đôi, rửa sạch mang nướng trên than hồng, cho thêm ít mỡ hành. Khi chín, nhum tỏa ra mùi thơm nức, thêm ít muối tiêu chanh và thưởng thức sẽ có hương vị rất tuyệt vời.

Bào ngư nướng

Nếu túi tiền của bạn rủng rỉnh, khi đến thăm Phú Quốc bạn có thể thưởng thức món bào ngư nướng. Bào ngư Phú Quốc có thịt mềm, được làm sạch và nướng ăn cùng nước xốt gừng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm đà của nước xốt hòa quyện cùng thịt bào ngư thơm. Món ăn tuyệt vời này được nhiều du khách yêu thích và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con ngư dân nơi đây.

Ghẹ luộc Hàm Ninh

Hàm Ninh là tên một làng chài ven biển Phú Quốc, nổi tiếng với món ghẹ biển. Ghẹ Hàm Ninh có thân hình khá nhỏ nhưng lại rất tươi và chắc thịt. Ghẹ Hàm Ninh có rất nhiều cách chế biến nhưng ngon nhất vẫn là luộc chấm muối tiêu chanh để giữ nguyên hương vị gốc của ghẹ.

Gỏi cá trích

Cá trích là “đặc sản” của vùng biển Phú Quốc, vì thế rất nhiều món ăn ngon được người dân nơi đây chế biến từ loài cá này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món gỏi cá trích. Cá trích được đánh vảy, làm sạch, lóc lấy phần thịt phi lê, đem ướp với nước cốt chanh hành tây và ớt. Ngoài thịt cá, thành phần món ăn còn có dừa nạo, hành tím, đậu phộng và các gia vị nêm.

Nước sốt được làm từ loại giấm nuôi bằng trái ổi chín trên đảo, nên nó có vị chua thanh cùng hương thơm nhẹ rất hấp dẫn. Sau khi chuẩn bị xong, các nguyên liệu được bày ra đĩa. Người ta ăn kèm gỏi cả trích với rau sống, bánh tráng dẻo và nước mắm Phú Quốc pha tỏi, ớt.

Tổng hợp

(up)