Món Ngon, Món Lạ Quê Hương

From: TNTor (NTVN)17 Mar 2014 15:05
To: tieutuong (HTHINH) 137 of 203
Em đăng bài cẩn thận chút nhe. Hình minh họa thì viết là hình minh hoạ lấy ở website nào.
Chị có trong tay cuốn Đặc San Hội Chợ Tết 2012, bài này ở trang 32-33 làm gì có cái hình đó. Scan nó đây nè:



Trước khi phát hành đặc san ngày Jan 21/2012 tại hội chợ, TTH đã chuyển cho bạn bè bài này và chị đăng ở VCF ngày Jan 11/2012, bài của TTH cũng không có tấm hình em khiêng về, mà dùng hình của chị kia chị biết:

http://www.vcfboard.com/forums/index.php?webtag=VCF&msg=69913.1
EDITED: 17 Mar 2014 15:05 by NTVN
From: Saoxa17 Mar 2014 15:14
To: núi (XUA) 138 of 203
Mai mốt núi post tấm hình nào cũng phải watermark "núi" cho mấy người chôm họ ngán chơi !
From: núi (XUA)18 Mar 2014 05:36
To: tieutuong (HTHINH) 139 of 203
chít "mài" chưa ! "mài" sẽ bị núi xu dà bị bà Th bóp cổ ! LOLLLL (haha)
From: tieutuong (HTHINH)18 Mar 2014 09:50
To: núi (XUA) 140 of 203
8-O 8-O 8-O Whoah....dzụ nài còn kinh dị hơn chiện ma trong thớt kia nữa >.<
......Phải kím "chấp nổ" ................Dzọttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt...............

(goodluck) (goodluck) (goodluck) to me! (verysad)
From: tieutuong (HTHINH)20 Mar 2014 10:27
To: TNTor (NTVN) 141 of 203
(up) (up) (up) (thanks)
Ngay khi posted bài của TTH, nhận qua FB, em có tìm hình trên web mà ko có, nên mới lấy tấm hình tô canh bún của Núi chị ạ!

Chỉ tìm thấy có tấm này thôi
EDITED: 20 Mar 2014 10:30 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)10 Apr 2014 03:28
To: ALL142 of 203


https://www.facebook.com/toiyeunghebep?fref=photo
quote:
LƯƠN NHỒI THỊT SỐT TIÊU XANH -------------------------------------------- Vị cay của tiêu xanh, hòa với hương sả nồng nàn át đi chất tanh của lươn mang đến cho người thưởng thức cảm giác nhẹ nhàng và lan tỏa. Vị cay của tiêu xanh, hòa với hương sả nồng nàn át đi chất tanh của lươn mang đến cho người thưởng thức cảm giác nhẹ nhàng và lan tỏa. Nguyên liệu: - 500g lươn - 100g thịt ba rọi - 100g tôm sú - 2 cây sả cây, 30g rong nho biển, 1 củ gừng, 2 nhánh tiêu xanh, 15g hánh lủi, ngò om - Gia vị: dầu hào, dầu mè, muối, hạt nêm, đường, tương ớt, bột ngọt, tiêu xay, giấm đen, ớt bột, dầu ăn Các bước thực hiện: 1. Cho lươn vào chậu với một ít muối hạt, xóc đều cho lươn sạch nhớt, xả lại với nước sạch, để ráo. Thịt ba rọi lóc bỏ da, xay nhỏ. Tôm bóc nõn vỏ, rút chỉ lưng, băm nhỏ. 2. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Tiêu xanh tách lấy hạt, bỏ cuống. Sả cây đập giập, băm nhỏ. Húng lủi, ngò om rửa sạch, vẩy ráo. 3. Lươn lóc lấy phi lê, dùng cán dao đập nhẹ cho phần thịt hơi mềm. Ướp tôm, thịt với muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm, gừng băm, tiêu xanh, sả trước khoảng 25 phút cho thấm gia vị. 4. Cho lươn trải ra thớt, cho phần nhân tôm, thịt vào giữa, cuộn chặt lại, cho vào xửng hấp, hấp chín trong khoảng 20 phút. 5. Lươn chín, lấy ra, chắt lấy phần nước hấp để riêng, phần thịt cắt miếng vừa ăn, cho vào đĩa. 6. Nước xốt: Bắc chảo lên bếp, cho nước hấp lươn, tương ớt, dầu hào, dầu mè, hạt nêm, đường, gừng băm, ớt bột vào, nấu hỗn hợp sôi trên lửa nhỏ, cho chút bột năng vào để hỗn hợp xốt sánh lại. Nếm thấy vừa ăn, có vị cay cay là được. 7. Chan xốt lên đĩa lươn nhồi tôm, thịt, ăn kèm húng lủi, rau om. Mách nhỏ: Lươn phải hấp vừa chín tới, nếu hấp chín quá, phần thịt lươn sẽ bị vữa ra, khi ăn sẽ không đẹp mắt. Nước xốt phải hơi cay cay và không cho quá nhiều gia vị vì phần lươn đã ướp sẵn.
EDITED: 10 Apr 2014 03:29 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)15 Apr 2014 12:04
To: ALL143 of 203
Huyết yến Cù lao Chàm có chất lượng tốt nhất Đông nam Á

http://culaochamhoian.net/dac-san-cu-lao-cham/huyet-yen-cu-lao-cham-co-chat-luong-tot-nhat-dong-nam-a.html/



From: Hồ Răng Ham (16092004)15 Apr 2014 12:26
To: tieutuong (HTHINH) 144 of 203
Lại là nhất nữa hahahahaahaa
Message 79436.145 was deleted
From: Hồ Răng Ham (16092004)25 Apr 2014 11:02
To: tieutuong (HTHINH) 146 of 203
Má đừng có bê mí cái nhãm nhí này về nữa má ơi
From: Tieutu25 Apr 2014 11:41
To: tieutuong (HTHINH) 147 of 203
Nhảm quá trời.
From: Ryson (CANGO)28 Apr 2014 07:31
To: Hồ Răng Ham (16092004) 148 of 203
Uổng quá, hụt coi xem nó nhãm nhí tới đâu :)
From: thocon29 Apr 2014 06:27
To: Ryson (CANGO) 149 of 203
nhiều chuyện :)
From: tieutuong (HTHINH)29 Apr 2014 07:36
To: thocon 150 of 203
(up) :)) (up)
From: Ryson (CANGO)29 Apr 2014 07:46
To: tieutuong (HTHINH) 151 of 203
hổng ai binh đâu mà giơ tay giơ chân :)
From: thocon29 Apr 2014 07:53
To: Ryson (CANGO) 152 of 203
(jump)
From: tieutuong (HTHINH)29 Apr 2014 07:56
To: Ryson (CANGO) 153 of 203
(violent) :P
From: Ryson (CANGO)29 Apr 2014 07:59
To: thocon 154 of 203
ThoCon nên đổi nick thành SuTuCon vì dám chọc đến ông kẹ Cả Ngố :)
From: thocon29 Apr 2014 08:01
To: Ryson (CANGO) 155 of 203
Anh mà là ông kẹ thì em chết lâu rồi , nhát ma người ta hoài (kiss)
From: tieutuong (HTHINH)29 Jul 2014 05:08
To: ALL156 of 203
BẤT NGỜ THÚ VỊ GIỮA ẨM THỰC NHẬT BẢN và nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) Việt Nam. (up) (up) (up)

quote:
Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc...

Cái duyên của thực dưỡng

6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm nghèo tới mức bác sĩ khuyên “đưa về nhà, thích ăn gì cứ ăn đi!” Gia cảnh nghèo khó, không còn đủ sức theo đuổi ở các bệnh viện khiến cho sự chọn lựa phương pháp thực dưỡng như chuyện cầu may… Dì Bảy Thạch nhớ lại, lần đầu tiên, GS Georges Ohsawa (tên thật Nyoiti Sakurazawa) sang Việt Nam – năm 1965 ( tại 390 Điện Biên Phủ, TP.HCM), “ai cũng biết tới phương pháp gạo lứt, muối mè nhưng phần nền tảng của nó chính là thực dưỡng”. Một phương pháp biến nhiều loại thực vật thành thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, điều đó ảnh hưởng tới cách sống chứ không chỉ là ăn uống.


Tamari, miso và một cách sống

Giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) nhấm nháp trà tương và nghe dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch), trên 60 tuổi, với tư cách người trong cuộc nói đến giá trị loại nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae, làm cho nước tương nguyên dương Tamari và Misho vừa ngon vừa trị được bệnh… có thể bạn chưa tin, nhưng đối với dì Bảy Thạch đó là sự linh nghiệm.


Tamari và Misho làm ở cơ sở Thuần Chay.

Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc...

Cái duyên của thực dưỡng

6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm nghèo tới mức bác sĩ khuyên “đưa về nhà, thích ăn gì cứ ăn đi!” Gia cảnh nghèo khó, không còn đủ sức theo đuổi ở các bệnh viện khiến cho sự chọn lựa phương pháp thực dưỡng như chuyện cầu may… Dì Bảy Thạch nhớ lại, lần đầu tiên, GS Georges Ohsawa (tên thật Nyoiti Sakurazawa) sang Việt Nam – năm 1965 ( tại 390 Điện Biên Phủ, TP.HCM), “ai cũng biết tới phương pháp gạo lứt, muối mè nhưng phần nền tảng của nó chính là thực dưỡng”. Một phương pháp biến nhiều loại thực vật thành thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, điều đó ảnh hưởng tới cách sống chứ không chỉ là ăn uống.


“Tôi xin nghỉ việc ở bưu điện để tập trung nuôi bệnh cho mẹ. Lúc khó ăn, tôi cố nài mẹ ăn cháo với Tamari, Misho và tôi đã kéo dài thời gian sống tươi tỉnh cho mẹ. Tôi cũng đã nuôi chồng bị lao phổi mà không sử dụng biện pháp cách ly vì sợ chồng mặc cảm. Coi như ngày ngày tôi chung sống với vi trùng lao và có lẻ do kháng thể và phương pháp thực dưỡng đã tạo sức đề kháng đó”, dì Bảy Thạch tin như vậy.

Nước tương nguyên dương truyền thống

Hai vợ chồng anh Lê Kim Sơn – chị Lê Thị Ngọc Tuyết là nhân vật chính trong câu chuyện hai người cháu bị đau yếu kinh niên của dì Bảy Thạch (chủ cơ sở sản xuất nước tương Thuần Chay xã Tân Tây) nói: “Tôi nghỉ dạy về nuôi mẹ (89 tuổi) bốn năm không đi được. Hai năm mẹ tôi chỉ ăn cháo và Tamari. Tôi lại bị suyễn ba mươi mấy năm. Hễ trời trở gió là lúc nào cũng phải thủ chai thuốc xịt. Bác sĩ nói tôi phải sống mãn đời với nó. Ăn gạo lứt muối mè, dùng Tamari, mẹ tôi khoẻ hơn, kéo dài tuổi thọ và bản thân tôi hai năm nay không xài thuốc xịt Seretide evohaler nữa. Bà xã tôi hễ mùa gió chướng là ho hoài, thận ứ nước, nhờ theo phương pháp này tới nay không uống thuốc nữa”.

Ông Sơn dành một khoảng sân rộng mấy trăm mét vuông sau nhà để ủ đậu nành làm Tamari và Misho. Hé mở tấm kính làm nắp đậy, mùi nước tương Tamari thơm lắm luôn. Hiện nay, cơ sở Thuần Chay cung cấp cho thị trường “thực dưỡng”, tuy không đa dạng như dì Bảy Thạch (làm Tamari ngâm tỏi, Misho, chanh muối…) nhưng với nhãn hàng đã đăng ký bảo hộ, xuất xứ hàng hoá rõ ràng… anh có nguồn thu ổn định hơn.

Dì Bảy Thạch cho biết, người nào theo phương pháp thực dưỡng đều ốm, nói ốm mà khoẻ thì không ai tin. Sự chọn lựa một cách sống, ăn uống đạm bạc đã giúp tinh thần thoải mái. Người theo thực dưỡng, có một anh giỏi ngoại ngữ đã tự nguyện dịch sách của GS Ohsawa chia sẻ kiến thức với bạn đọc. Mỗi năm tới ngày giỗ GS Ohsawa, nhiều nhóm thực dưỡng mời người khỏi bệnh tới nói chuyện. Những người tin vào phương pháp này đã ngồi lại chia sẻ, trong đó không ít người rành rẽ về tây y.


“Nước tương nguyên dương được làm theo công nghệ truyền thống khá phức tạp, để trên ba năm có tác dụng cải thiện sức khoẻ tốt do sự chuyển hoá các enzyme. Người ta nói công dụng đó nhờ giá trị nguyên dương (phơi ngoài nắng)”, ông Sơn nói tiếp: “Nếu không tin thì người dùng cũng yên tâm đó là loại sản phẩm an toàn”.

Nhiều công ty ở Nhật đang tìm đối tác trồng đậu nành, gạo dẻo với hàm lượng protein không cần cao như gạo Việt Nam để cung ứng cho dây chuyền làm Misho ở Nhật. Có thể họ không ngờ giữa một vùng quê (ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) lại có làng làm Tamari và Misho đúng điệu Nhật Bản tồn tại cùng một cách sống đạm bạc hơn nửa thế kỷ.

BÀI VÀ ẢNH: HOÀNG LAN
EDITED: 29 Jul 2014 05:20 by HTHINH