Món Ngon, Món Lạ Quê Hương

From: Chảnh Cô Nương (CHANHCONUONG)10 Sep 2013 09:22
To: Cạu (KHOANGUYEN85) 110 of 203

:-) :-) :-) :-) :-)

Săn bắt có kỉ luật như ở đây mà giờ kiếm con cua còn khó nữa ... huống hồ ....

From: tieutuong (HTHINH)21 Sep 2013 08:19
To: ALL111 of 203
- Gỏi sen tứ quý -



1. Nguyên liệu
- Ngó sen muối chua: 200g
- Mực: 150g
- 15g rau rút, 1 củ hành tây, 150g tôm, 150g nghêu, 100g bắp chuối bào, 150g thịt gà, ½ trái bầu non, 100g cà rốt xắt sợi
- Ớt sừng, mè trắng, đậu phộng rang, hành phi, rau răm, cốm xanh, tương ớt
- Nước mắm chua ngọt trộn gỏi

2. Cách làm
- Ngó sen trộn với rau nhút và mực: Rau nhút lặt cọng non, trụng sơ. Mực luộc chín, xắt khoanh, ướp với 1 chút tương ớt. Ớt xắt sợi. Trộn tất cả với 50g ngó sen sau đó cho nước trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc hành phi và cốm lên.
- Ngó sen trộn với hành tây và tôm: Hành tây xắt sợi. Tôm luộc chín, bóc vỏ. Ớt xắt sợi. Trộn hành tây, tôm, ớt với 50g ngó sen, cho nước trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc hành phi và cốm xanh lên.
- Ngó sen trộn với bắp chuối và nghêu: Nghêu rửa sạch, luộc chín. Bắp chuối bào rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Trộn nghêu, bắp chuối với 50g ngó sen, cho nước trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc mè lên.
- Ngó sen trộn với bầu và gà xé: Gà luộc xé miếng vừa ăn. Bầu cắt lát xéo, trụng sơ cùng cà rốt. Trộn gà xé, ngó sen, bầu, cà rốt, rau răm với nước trộn gỏi. Rắc đậu phộng rang lên trên.
- Trình bày: Cho các hỗn hợp gỏi lên bẹ chuối. Ăn kèm nước mắm trộn gỏi.
Nước mắm trộn gỏi: 6 thìa súp nước mắm, 12 thìa súp đường, 3 thìa súp nước cốt chanh, khuấy tan đều.

Lụm trên FB.
From: tieutuong (HTHINH) 3 Oct 2013 07:01
To: ALL112 of 203
Chả nhái Khương Thượng





Thịt nhái làm sạch giã nhuyễn trộn với gia vị, sả ớt đem rán vàng sẽ cho một món chả hấp dẫn. Đây là một món ăn ngon, giàu chất đạm được nhiều người ưa thích và trở thành đặc sản của làng Khương Thượng.

Món chả nhái ngon, nhưng cũng cầu kỳ. Thịt nhái băm thật nhỏ, cho vào cối đá giã nhuyễn, giã càng kỹ thì chả càng ngon, sau đó trộn với gia vị, sả, ớt, lá chanh, thêm vào một chút bột chiên tôm. Mỡ để sôi thật già rồi mới cho chả vào rán, miếng chả vừa chín tới phồng to, vàng ươm, điểm màu xanh, đỏ của chanh, ớt, quyện một mùi thơm thật hấp dẫn.

Đùi nhái tẩm bột rán giòn, nhái tẩm gia vị chiên cả con, lẩu nhái, nhái xào sả ớt... là những món ăn tuy chế biến không cầu kỳ bằng món chả nhái, nhưng đậm đà không thể trộn lẫn vào đâu được.




Măng mực Bát Tràng



Món canh măng mực Bát Tràng, một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi của làng nghề truyền thống này. Khó nhất của món ăn này là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cần phải huy động nhiều người giúp bởi món ăn này cực kỳ công phu, nhiều công đoạn và tốn thời gian.

Đầu tiên, người ta phải chọn loại măng khô có màu vàng sáng, tốt nhất là loại măng vầu, dùng dao nhọn hoặc kim băng tước măng thành từng sợi nhỏ, chừng bằng que tăm. Đây là công đoạn vất vả, mất thời gian nhất. Một nguyên liệu quan trọng nữa của món ăn này là mực khô. Xé mực thành từng sợi nhỏ như măng rồi đem xào với mỡ, khi xào cho thêm vào một chút đường và muối tinh. Nguyên liệu cuối cùng là thịt thăn luộc chín thái chỉ và xào cho ngấm mắm muối.

Chuẩn bị xong nguyên liệu, người nấu cho cả măng, mực, thịt thăn vào xào chung, nêm thêm mắm muối cho vừa ăn, sau đó đổ nước luộc gà đang sôi vào rồi ninh nhỏ lửa cho đến khi măng chín mềm.

Món ăn cầu kỳ này có thực sự ngon ngọt vừa ăn hay không còn đòi hỏi sự khéo léo của người nội trợ, từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế cho đến việc nêm nếm gia vị. Phải làm sao cho khi múc ra bát, món măng mực này phải có màu vàng sáng, nước trong, vị ngọt đậm đà và mùi thơm của mực. Sợi măng giòn, sợi mực mềm mà dai khiến cho món ăn càng hấp dẫn hơn.

Không biết món này có tự bao giờ, chỉ biết cho đến nay, món ăn này vẫn được người Bát Tràng giữ gìn và coi như là một nét đặc sắc của làng cổ vốn nổi tiếng về nghề gốm này.

And more here http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Am-thuc-Ha-Noi/20097/4472.vgp
From: ducsieu 3 Oct 2013 15:41
To: tieutuong (HTHINH) 113 of 203
hông nghe người ta nói sao, Asian eats anything standing on 4 legs except the .... table. They eat anything that fly except the .... airplane :))
From: tieutuong (HTHINH)11 Oct 2013 09:49
To: ALL114 of 203
Thèm và thèm nhiều tập... (up) (up) (up) B-)

https://www.facebook.com/GanhHonViet

EDITED: 11 Oct 2013 09:50 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)17 Jan 2014 10:12
To: ALL115 of 203
Độc đáo ẩm thực trà phố núi


Trà - với nam giới thường chỉ sử dụng để uống (trà nóng, trà đá…), bên tách trà, các quý ông có thể trầm ngâm, thư thái vừa thưởng thức trà, vừa nhâm nhi điếu thuốc. Nhưng với phụ nữ, do phải lo toan nhiều thứ: lo cho gia đình, ngoài ra còn công tác xã hội, văn phòng, cơ quan… nên ít có thời gian để ngồi thưởng thức trà như nam giới.


Chính vì vậy Trung tâm ẩm thực trà đạo HaiYih – số 4 Trần Quốc Toản – Đà Lạt đã sáng tạo ra các món ăn từ đọt trà giúp chị em ngày càng xinh đẹp, trẻ trung hơn như: trà tươi tẩm bột chiên, kẹo trà, bánh hạnh nhân trà, bánh bao trà, xíu muội trà, trà đông, trứng chiên trà…

Đông sương trà.
Trà đông hay còn gọi là đông sương trà.

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, nam nữ bình quyền như nhau, vì thế người phụ nữ cũng cần phải chăm sóc, dành cho mình những gì tốt đẹp nhất. Đây cũng là những món ăn mang tính truyền thống của Việt Nam, rất dễ làm, lại sạch, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, trở về nhà, chị em có thể dùng vài chiếc bánh bao trà, vài ly trà đông và thưởng thức ly trà nóng với viên xí muội trà, kẹo trà, chắc chắn sẽ giúp giảm đi sự mệt mỏi, căng thẳng trong người.

Kẹo trà.
Kẹo trà - thường dùng chung với ly trà nóng.

Chị Hà Thúy Linh – người nảy ra ý tưởng âm thực và làm đẹp tự trà cho biết: Với sản phẩm cao cấp trà oolong chị em có thể dùng để làm đẹp rất tốt. Ví dụ như lá trà, đọt trà có thể rửa sạch, ngâm muối, nấu sôi, rót ra ly, cho thêm một ít sữa tươi, vài giọt mật ong vào là có thể dùng để làm nước rửa mặt, một ngày rửa 2 lần, giúp làn da mịn màng, trắng sáng, giúp sát khuẩn cho da, và còn có thể giảm bớt mụn trên mặt.

Xí muội trà.
Xí muội trà.

Cũng có thể giảm stress bằng cách đun sôi 1kg trà búp tươi với 15 lít nước, sau đó rửa sạch, đun sôi, cho thêm một lít sữa tươi, một ít mật ong, đổ vào bồn tắm, ngâm mình trong vòng 45 phút ở nhiệt độ 45 – 50oC, tùy theo thể trạng của mỗi người có thể điều chỉnh độ nóng khác nhau, sau khi ngâm mình xong, toàn bộ phòng tắm sẽ bốc hơi trà rất thơm, giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái giống như xông hơi vậy. Ngoài ra, trà oolong còn có chức năng trị các bệnh về da như: rôm xảy, dị ứng, nổi trái dạ…tắm liên tục trà oolong trong vòng 3 – 5 ngày giúp giảm bệnh, lành da, đặc biệt không để lại sẹo.

Bánh bao trà.
Bánh bao trà.

Khi uống trà xong, bã trà có thể dùng để hút hết mùi hôi trong tủ lạnh, mỗi tuần khử mùi một lần, giúp tủ lạnh của gia đình bạn sạch sẽ, vệ sinh hơn.

Với đôi chân của chị em làm việc ở công sở, mang giày thường xuyên, bạn có thể dùng nước trà oolong để ngâm chân từ 30 – 40 phút, giúp cho chân được thư giãn, hết mùi hôi, hết mồ hôi chân.


Trà được coi là đa công dụng, ngoài chức năng dùng để uống, trị các bệnh huyết áp, tim mạch, chống hôi miệng….đặc biệt thích hợp với phụ nữ ở nhiều công dụng như đã nói ở trên.


Các bạn hãy chú ý và sử dụng xem sao nhé!

Nguyệt Thu

Nguồn http://baolamdong.vn/dulich/dacsan/201010/doc-dao-am-thuc-tra-pho-nui-2008713/
From: tieutuong (HTHINH)22 Jan 2014 05:23
To: ALL116 of 203
http://depplus.vn/tin-tuc/16-01-2014/nho-mam-co-tet-3-mien/10/9642/

Nhớ mâm cỗ Tết 3 miền


Depplus.vn - Ẩm thực ngày Tết là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Tết ở mỗi vùng miền mang một phong vị riêng, là nét đẹp truyền thống khó phai mờ.

Tết là dịp đoàn viên, là khoảng thời gian đầm ấm nhất của gia đình trong năm, là niềm hạnh phúc sum vầy của người lớn, sự háo hức của trẻ nhỏ. Dù cho bao thế hệ trưởng thành, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, ý nghĩa của ngày Tết truyền thống vẫn luôn vẹn nguyên trong tinh thần, nếp sống của mỗi người Việt.


Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “ăn Tết”. Trong dịp Tết, bên cạnh thời gian dành thăm hỏi người thân, bạn bè, quãng thời gian chủ yếu còn lại là dành bên mâm cỗ cúng gia tiên, mâm cơm đoàn viên. Ẩm thực Tết cổ truyền không chỉ là nét đẹp mà còn là truyền thống văn hóa lâu đời cần gìn giữ của người Việt Nam. Mâm cơm ngày Tết mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng, độc đáo riêng, được hình thành do đặc điểm khí hậu, phong tục tập quán đa dạng của người dân trên dải đất hình chữ S.

Mâm cỗ Tết miền Bắc
Bánh chưng - món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc


Xuân miền Bắc đến cùng sắc hồng thắm của hoa đào, tiết lập xuân đã dần ấm áp nhưng vẫn còn lạnh rõ. Người miền Bắc đón Tết bằng những món ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo như bánh chưng, giò lụa, nem rán, canh măng chân giò, thịt nấu đông…Trong đó, chiếc bánh trưng xanh vuông vức là thứ không thể thiếu trong mâm cơm chào xuân. Người Bắc có câu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh... Không có thịt mỡ, không có dưa hành, không có bánh chưng là không phải ngày Tết. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, đất trời xứ sở và là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt, đặc biệt phía Bắc, mỗi dịp Tết đến xuân về.


Do đặc điểm khí hậu của miền Bắc có không khí lạnh nên người dân miền Bắc có món ăn "tủ" mà người dân miền Trung và miền Nam không có được đó là món thịt đông. Thịt đông miền Bắc là một món ăn khá độc đáo, chỉ ăn được khi đã để nguội lạnh, thường ăn vào những ngày đông giá và vào lúc xuân sang. Nó càng độc đáo khi chẳng ai lý giải tại sao mùa lạnh lại ăn một món nguội lạnh như thế. Trong những ngày cuối năm bộn bề với trăm thức phải mua cho ngày Tết, người phụ nữ miền Bắc không quên chuẩn bị nguyên liệu cho món thịt đông. Nguyên liệu để nấu thịt đông đơn giản từ thịt lợn, chủ yếu dùng thịt chân giò. Các gia vị cần chú ý là mộc nhĩ và hạt tiêu và một thứ không thể thiếu là bì lợn (nếu thiếu thì khó có thể nấu thịt đông). Dù là cỗ Tết xưa hay Tết nay, món thịt đông vẫn luôn được các mẹ, các chị chuẩn bị chu đáo. Bề mặt của thịt đông trong, bên trong là những miếng thịt thơm ngon, sợi mộc nhĩ khi ăn giòn tan trong miệng. Ăn thịt đông cùng với bánh chưng, hoặc với cơm thêm dưa hành là đủ cảm nhận hết hương vị của ngày Tết.

20878_20140116061721.jpg
Thịt đông - "đặc sản" Tết miền Bắc


Giản dị Tết miền Trung

Khác với cách ăn Tết của người dân miền Bắc, người dân miền Trung đón xuân với các món ăn dân dã nhưng không kém phần cầu kỳ như: tôm chua, dưa món, nem chua, tré, bò ngâm màu trầm, ít dùng chả lụa mà là chả bò và giò thủ nhưng đặc biệt phải có thịt chua và tai heo... ngoài ra, các món đặc sản như bánh lá, bánh nộm là không thể thiếu. Riêng tại Huế, món ăn truyền thống Tết, dù dung dị đến đâu, vẫn là những mỹ vị cao sang, đẹp và thơm ngon không kém các món cung đình nhờ được chế biến công phu và tinh tế.


87508_20140116061724.jpg
Dưa món miền Trung


Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân các tỉnh miền Trung khổng thể thiếu dưa món và cũng tùy theo khẩu vị của từng vùng mà cách làm có chút khác nhau. Dưa món là món ăn phải được sửa soạn làm từ cả tháng trước Tết. Nguyên liệu để làm dưa món cũng rất đơn giản và dễ tìm: su hào, cà rốt, đu đủ, củ cải trắng, ớt đỏ, củ kiệu... Tất cả được cắt lát mỏng, nhưng không được quá mỏng, tỉa hoa cho đẹp, cũng là để dễ thấm nước mắm, sau đó trải ra phơi nắng trên những cái mẹt hay mâm. Có khi phải phơi hai ngày để thật khô, rồi mới đổ nước mắm nấu vào. Món này phải làm trước Tết độ một tuần lễ cho ngấm. Dưa món ngon là khi nhìn thấy nước mắm trong vắt, củ cải trắng, cà rốt đỏ, dưa xanh... cắn vào một miếng là thấy dòn dòn, mằn mặn, ngọt ngọt. Dưa món dùng để ăn với bánh chưng, bánh tét.

Bên cạnh những món mặn, tôm chua cũng là món ăn rất được người miền Trung ưa thích trong dịp Tết. Tôm được chọn làm tôm chua là loại tôm sống, tôm đồng. Tôm đem dầm rượu, cho vô thạp cùng với nước mắm, riềng và đường, đậy kỹ, đem đặt ngoài nắng chừng 5 hôm thì dùng được. Tôm chua sau khi ủ chín chuyển sang màu ửng đỏ tự nhiên và có mùi thơm của riềng, tỏi. Tôm càng để lâu càng chua, khi ăn có thể thêm chút đường cát trắng trộn đều lại càng ngon. Tôm chua phải ăn cùng thịt luộc, mà phải là thịt ba chỉ mới gọi là sành ăn. Thường người ta có thể ăn thêm khế chua, chuối chát để không "sôi" bụng, mà lại ăn được nhiều tôm chua hơn.

Người Huế cũng có một món ăn "chống ngấy" trong ngày Tết khá đặc biệt nữa là Chả tré. Chả tré được làm bằng thịt bò và thịt ba rọi (thịt ba chỉ) rán vàng thái chỉ, trộn với riềng, ớt, tỏi, muối, đường, thính. Món này ăn với bánh tráng mè và rau ngò thơm. Còn muốn ăn tré chua thì gói chặt thành từng gói nhỏ bằng lá chuối hột, bên trong lót lá ổi. Để vài ba hôm, tré sẽ có vị chua, như thế là có thể ăn được.


7147_20140116061730.jpg

Chả tré


Ấm thực Tết miền Nam

Người miền Nam ăn Tết trong sắc mai vàng rạng rỡ, cùng với những món ăn đặc t…[Message Truncated] View full message.
EDITED: 22 Jan 2014 05:23 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)22 Jan 2014 05:36
To: ALL117 of 203
From: Hồ Răng Ham (16092004)22 Jan 2014 05:40
To: tieutuong (HTHINH) 118 of 203
quote:
Bánh ở miền Nam không được gói thành hình vuông như bánh chưng mà được gói thành hình chữ nhật, trung bình mỗi đòn có đường kính chừng 10 cm và nặng khoảng 1 kg
:B :B :B
From: Cạu (KHOANGUYEN85)22 Jan 2014 05:42
To: tieutuong (HTHINH) 119 of 203



hình người ta chụp nghiêng nghiêng đẹp vậy mà hình của bác chụp trên xuống nhìn muốn chúi nhủi muốn ụp mặt vô cái tô. (fail)
From: tieutuong (HTHINH)22 Jan 2014 05:43
To: Hồ Răng Ham (16092004) 120 of 203
:))
From: tieutuong (HTHINH)22 Jan 2014 05:43
To: Cạu (KHOANGUYEN85) 121 of 203
:))
From: Hồ Răng Ham (16092004)22 Jan 2014 05:44
To: Cạu (KHOANGUYEN85) 122 of 203
Cái bình trà trong Nam bỏ vào cái trái dừa khô :)
From: tieutuong (HTHINH)22 Jan 2014 09:31
To: Hồ Răng Ham (16092004) 123 of 203
(nod) Ngoài Bắc dừa hiếm hơn trong Nam :P
Message 79436.124 was deleted
Message 79436.125 was deleted
Message 79436.126 was deleted
From: 3Phi (VOSAC)15 Mar 2014 04:18
To: tieutuong (HTHINH) 127 of 203
còn tui

bún cá Long Xuyen (ngày 3 bửa)
bún riêu
bún mắm
rùa hấp nước dừa (12 con trong 1 tháng)
rắn hổ hành xào lăn xúc bánh đa
thịt chó 7 món
lươn um rau ngổ
"chân dài" chiên giòn (con nhái)
cá lóc đồng vùi tro
chuột quay lu
gà nướng đất sét

chuột với gà nhà hàng làm ko hấp dẫn lắm
From: tieutuong (HTHINH)15 Mar 2014 04:23
To: 3Phi (VOSAC) 128 of 203

Hây-dzaa...đã quá dzậy? (up) (up) (up) Đang ở VN? :-)
Chiên con "chai dần" đừng để khét nghen! :B :P :))

EDITED: 15 Mar 2014 04:24 by HTHINH
From: tieutuong (HTHINH)15 Mar 2014 04:55
To: ALL129 of 203
quote:
Với chúng ta, đây không hẳn chỉ là tiếng Việt “kiểu hải ngoại”, mà chúng ta đang bảo tồn một tiếng Việt cổ, một tiếng Việt xưa không thay đổi so với tiếng Việt đang biến hóa từng ngày bên trong nước Việt Nam. Một điều duy nhất tôi mong các vị trưởng thượng hãy rộng lượng, đừng quá khắc khe và nặng lời trong phê phán khi tuổi trẻ chúng tôi, vì tiếp xúc với nhiều nguồn sách báo (hải ngoại lẫn trong nước), đôi khi chúng tôi vẫn bị lẫn lộn và sử dụng những từ ngữ mới mà trong nước hiện đang dùng rất phổ biến.
 

Trong một mơ ước và tin tưởng, tôi tin Tiếng Việt ở hải ngoại vẫn mãi là tiếng Việt xưa kiêu kỳ của những Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyễn Bính... ở miền Bắc, hay Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc... ở trong Nam, xin mạo muội so sánh, “Tiếng Việt hải ngoại” sẽ luôn luôn tồn tại tựa như tô Canh Bún đơn giản, hiền lành đã đi theo đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, đã nuôi dưỡng tâm hồn và tự hào của hai, ba thế hệ gốc Bắc sau này ở đất phương Nam nắng ấm, cho dù ở Hà Nội hiện nay, người ta, hoặc ít ra những người trẻ tôi gặp, đã không còn biết, còn nhớ Canh Bún là món gì nữa.


5 stars for Tôn Thất Hùng! (up) (up) (up)
EDITED: 15 Mar 2014 04:55 by HTHINH